Câu chuyện về “xâm lược” bằng ẩm thực. Dân ta hay ăn phở và uống cafe sáng. Nghe nói Starbucks đã vào Sài Gòn. Món cafe nửa lít này đi với bát to ú như Phở 75 hay 24 gợi ra những điều thú vị.
Hồi mới sang Mỹ được bạn mời đi cafe Starbucks cứ tưởng ngon và sang trọng. Hóa ra, cái ly bằng giấy bìa, to tổ bố như cái cốc nửa lít của dân bợm bia hơi.
Vừa lấy trong bình to như cái xô, cafe nóng như nước sôi, cho vào cốc giấy chống nóng nên cầm trên tay không cảm thấy gì, lấy nắp nhựa đậy lại, cho lên miệng thử, trời ơi, cả tuần không thể ăn uống gì vì lưỡi bỏng rộp.
Đã có một em váy ngắn trên rốn, bị cafe nóng đổ lên đùi non, hơi bỏng chút, đã kiện hãng và thắng hàng triệu đô la. Từ đó trên mỗi cốc giấy đều in cảnh báo “Rất nóng”.
Cafe loãng toẹt, lõng bõng, cho thêm đường vẫn nhạt hoét như nước đun sôi với bã cafe. Starbucks chán nhất thế giới, không thể nào so với Trung Nguyên hay cafe chồn pha phin nhỏ giọt của Việt Nam.
Nhưng tay đồng nghiệp khăng khăng rủ đi, vì hắn không có bạn…tâm sự. Uống lâu rồi đâm quen. Hóa ra cần biết cho đường vừa phải, sữa cô đặc (half-and-half) cho đúng vị, dùng lâu thấy ngon hơn cafe Sinh (HN). Dùng một cốc “bia hơi” Starbucks, no từ sáng đến chiều. Món này vào xứ Đông Dương dễ làm anh Trung Nguyên đầu trọc bị bạc tóc vì mất thị trường.
“Huyện” Washington DC (District of Columbia) và lân cận có hàng ngàn quán Starbucks với wireless miễn phí. Cả thế giới có khoảng 16.000 cửa hàng trải trên 49 quốc gia, riêng Mỹ có tới 11.000. Việt Nam là nước thứ 50 vừa gia nhập đội quân uống cafe như…bia.
Starbucks, McDonald, Wendy, Kentucky (KFC) hay Burger King xuất hiện ở quốc gia nào, nơi đó dễ bị cao bồi đồng hóa. Cafe Mỹ, uống lúc đầu thấy nhạt, khi quen, đâm nghiện. Trưa nào không có ly giấy nhãn tròn mầu xanh, người lờ đờ như thiếu heroin.
Cái “anh” này mang máng như dân chủ nhân quyền Tây phương, mới nghe thấy vớ vẩn, nhưng hiểu kỹ, đôi người đòi thay đổi…chế độ. Không phải bỗng nhiên mỗi ly Starbucks đều có cảnh báo “ ”Careful, the beverage you’re about to enjoy is extremely hot – Ly cafe mà bạn sắp nhâm nhi rất nóng đó“.
Tin vỉa hè cho biết, quán IYO (I and You Only???) nho nhỏ trên đường Nguyễn Văn Thủ, phường Ða Kao, quận Nhất, đã xuất hiện Starbucks. Sài Gòn đang bị Mỹ ”đô hộ” bằng sức mạnh mềm.
Đã rút chạy năm 1975, nhưng “người Mỹ trầm lặng” đang quay lại. Lần này bằng hương vị cafe, không dùng tầu Maddox hay B52 (chả lẽ choảng nhau với anh Tầu). Không lâu nữa sẽ có McDonald. Về lâu dài, người Việt nên giữ họ lại để…đa phương hóa.
Người Việt ”xâm lược” Hoa Kỳ cũng không kém. Ước tính, đến năm 2050 dân da trắng sẽ trở thành thiểu số vì họ mải nhâm nhi Starbucks, mê bóng chầy, rất lười đẻ con. Thà nuôi chó mèo còn hơn là có mấy ông con phá phách trong nhà.
Dân Việt ta đẻ sòn sòn, cố một hai đứa để có quốc tịch Mỹ, nhằm đưa nốt họ hàng sang. Hiện dân số Việt Nam tại Mỹ khoảng 1,5 triệu, nhưng trong tương lai, bang Cali dễ có Thống đốc là người Việt. Hàng năm có khoảng 4-5 ngàn sinh viên VN sang du học. Không biết có về hết không hay ở lại cưới Mỹ.
Người Việt ta mang cả rau muống sang trồng, sinh lời hàng triệu đô la. Bang Texas bỗng ra lệnh cấm trồng rau này vì sợ làm…nóng trái đất. Người ta cho rằng rau mọc tràn lan trên sông hồ, kênh rạch nên tắc nghẽn, nước không “thở” được nên gây ra global warming
. Về bản chất, chắc sợ rau muống đồng hóa bò Texas.
Không biết lệnh cấm có tác dụng đến đâu, vẫn thấy bán 2$-3$ một mớ rau muống cạn, dài lê thê. Xào cả gốc ngọn với tỏi được một đĩa vừa vừa, gắp dăm lượt là hết.
Không những thế, ông Phở 75 mà dân Mỹ gọi là Phò Seventy Five, đã lấn chiếm thương trường ở DC. Ông chủ này ra đi năm 1975 (mới có tên 75), chả biết gì về phở mà quyết tâm nấu món quốc hồn Việt cho cao bồi Mỹ, dùng chính món thịt bò Texas. Hiện ông thành triệu phú đô la.
Bồ bịch bên Việt Nam gọi là ăn “phở”, thanh niên Mỹ tán nhau rủ đi…cafe.
Bên Mỹ đã làm chính trị nên thôi món “phở” . Anh Clinton chót hôn ”kiểu Pháp” cô Lewinsky tại phòng Bầu dục suýt bị mất ghế Tổng thống. Món “phở” ấy anh cạch đến già, sang HN có dám thử đâu. Nhưng nhiều quan chức ở vài quốc gia, đôi lúc “xơi” chính trị kèm “phở”, vẫn yên vị, lại còn lên bục giảng giải về đạo đức.
Cũng lạ, Phở 75 này cũng khoái mang mùi vị rau thơm và hành để bày tỏ chính kiến tự do dân chủ. Có đoàn nào của VN sang Nhà Trắng là họ tài trợ cho biểu tình. “Diễn biến phở” thuận lợi, bác ấy về Sài Gòn dễ thành triệu phú…VN đồng.
Nói vui thôi, Phở 75 là đặc sản thật sự. Ai sang DC nhớ ăn thử. Một khi nước phở trong vắt, thịt bò mềm, hành thơm chiếm một phần dạ dày thì máu lên tim và bạn sẽ quên là mình đang ở bên nào trong cuộc chiến.
Không biết là Mỹ có tìm cách “diễn biến hòa bình” hay không, nhưng vị Starbucks hay mùi thịt bò nướng của McDonald trong tương lai dễ chiếm tâm hồn ăn uống của người Việt vốn thích…đa dạng hóa.
Đây là “diễn biến” nguy hiểm vì qua đường…thực quản. Ăn vào há miệng mắc quai, giống như cầm phong bì rồi, làm sao chống tham nhũng. Mới có chuyện “nhậy cảm, khó nói hay cần nhiều thời gian“.
Trong khi đó, Việt nam cũng đang tìm cách đồng hóa Mỹ bằng quần áo rẻ, cá basa, phở kể cả rau muống ngay xứ cờ hoa. Bài diễn biến…dịch vị là đây chăng?
Cuộc đối đầu Mỹ-Việt vẫn tiếp tục, cho dù về ngoại giao và quân sự, hai cựu thù đang xích lại gần nhau, vì nước mình muốn có đối tác chiến lược khắp năm châu.
Đồng hành trong toàn cầu hóa, lần này thay vì basa và catfish, rau muống và phở của anh Hai Nam Bộ đang đối đầu với bò Texas và cafe Starbucks của cao bồi Mỹ. Tỷ số hiện nay vẫn là 1-1 sau 90 phút thi đấu. Hiệp phụ không biết thế nào.
Suy cho cùng, “xâm lược” bằng văn hóa ẩm thực như mưa dầm thấm lâu. Người tình cũ bảo tôi rằng, tình yêu thường đi qua cái dạ dày. Vì thế, thỉnh thoảng tôi vẫn mơ thấy nàng với mùi nồng nàn của mỡ phi hành thời bao cấp.
Chúc độc giả vui cuối tuần
Bài: Hiệu Minh. 4-11-2009.
Copyright (C) – Nguồn “Blog Hiệu Minh” (http://hieuminh.org)
Hồi mới sang Mỹ được bạn mời đi cafe Starbucks cứ tưởng ngon và sang trọng. Hóa ra, cái ly bằng giấy bìa, to tổ bố như cái cốc nửa lít của dân bợm bia hơi.
Vừa lấy trong bình to như cái xô, cafe nóng như nước sôi, cho vào cốc giấy chống nóng nên cầm trên tay không cảm thấy gì, lấy nắp nhựa đậy lại, cho lên miệng thử, trời ơi, cả tuần không thể ăn uống gì vì lưỡi bỏng rộp.
Đã có một em váy ngắn trên rốn, bị cafe nóng đổ lên đùi non, hơi bỏng chút, đã kiện hãng và thắng hàng triệu đô la. Từ đó trên mỗi cốc giấy đều in cảnh báo “Rất nóng”.
Cafe loãng toẹt, lõng bõng, cho thêm đường vẫn nhạt hoét như nước đun sôi với bã cafe. Starbucks chán nhất thế giới, không thể nào so với Trung Nguyên hay cafe chồn pha phin nhỏ giọt của Việt Nam.
Nhưng tay đồng nghiệp khăng khăng rủ đi, vì hắn không có bạn…tâm sự. Uống lâu rồi đâm quen. Hóa ra cần biết cho đường vừa phải, sữa cô đặc (half-and-half) cho đúng vị, dùng lâu thấy ngon hơn cafe Sinh (HN). Dùng một cốc “bia hơi” Starbucks, no từ sáng đến chiều. Món này vào xứ Đông Dương dễ làm anh Trung Nguyên đầu trọc bị bạc tóc vì mất thị trường.
“Huyện” Washington DC (District of Columbia) và lân cận có hàng ngàn quán Starbucks với wireless miễn phí. Cả thế giới có khoảng 16.000 cửa hàng trải trên 49 quốc gia, riêng Mỹ có tới 11.000. Việt Nam là nước thứ 50 vừa gia nhập đội quân uống cafe như…bia.
Starbucks, McDonald, Wendy, Kentucky (KFC) hay Burger King xuất hiện ở quốc gia nào, nơi đó dễ bị cao bồi đồng hóa. Cafe Mỹ, uống lúc đầu thấy nhạt, khi quen, đâm nghiện. Trưa nào không có ly giấy nhãn tròn mầu xanh, người lờ đờ như thiếu heroin.
Cái “anh” này mang máng như dân chủ nhân quyền Tây phương, mới nghe thấy vớ vẩn, nhưng hiểu kỹ, đôi người đòi thay đổi…chế độ. Không phải bỗng nhiên mỗi ly Starbucks đều có cảnh báo “ ”Careful, the beverage you’re about to enjoy is extremely hot – Ly cafe mà bạn sắp nhâm nhi rất nóng đó“.
Tin vỉa hè cho biết, quán IYO (I and You Only???) nho nhỏ trên đường Nguyễn Văn Thủ, phường Ða Kao, quận Nhất, đã xuất hiện Starbucks. Sài Gòn đang bị Mỹ ”đô hộ” bằng sức mạnh mềm.
Đã rút chạy năm 1975, nhưng “người Mỹ trầm lặng” đang quay lại. Lần này bằng hương vị cafe, không dùng tầu Maddox hay B52 (chả lẽ choảng nhau với anh Tầu). Không lâu nữa sẽ có McDonald. Về lâu dài, người Việt nên giữ họ lại để…đa phương hóa.
Người Việt ”xâm lược” Hoa Kỳ cũng không kém. Ước tính, đến năm 2050 dân da trắng sẽ trở thành thiểu số vì họ mải nhâm nhi Starbucks, mê bóng chầy, rất lười đẻ con. Thà nuôi chó mèo còn hơn là có mấy ông con phá phách trong nhà.
Dân Việt ta đẻ sòn sòn, cố một hai đứa để có quốc tịch Mỹ, nhằm đưa nốt họ hàng sang. Hiện dân số Việt Nam tại Mỹ khoảng 1,5 triệu, nhưng trong tương lai, bang Cali dễ có Thống đốc là người Việt. Hàng năm có khoảng 4-5 ngàn sinh viên VN sang du học. Không biết có về hết không hay ở lại cưới Mỹ.
Người Việt ta mang cả rau muống sang trồng, sinh lời hàng triệu đô la. Bang Texas bỗng ra lệnh cấm trồng rau này vì sợ làm…nóng trái đất. Người ta cho rằng rau mọc tràn lan trên sông hồ, kênh rạch nên tắc nghẽn, nước không “thở” được nên gây ra global warming
Không biết lệnh cấm có tác dụng đến đâu, vẫn thấy bán 2$-3$ một mớ rau muống cạn, dài lê thê. Xào cả gốc ngọn với tỏi được một đĩa vừa vừa, gắp dăm lượt là hết.
Không những thế, ông Phở 75 mà dân Mỹ gọi là Phò Seventy Five, đã lấn chiếm thương trường ở DC. Ông chủ này ra đi năm 1975 (mới có tên 75), chả biết gì về phở mà quyết tâm nấu món quốc hồn Việt cho cao bồi Mỹ, dùng chính món thịt bò Texas. Hiện ông thành triệu phú đô la.
Bồ bịch bên Việt Nam gọi là ăn “phở”, thanh niên Mỹ tán nhau rủ đi…cafe.
Bên Mỹ đã làm chính trị nên thôi món “phở” . Anh Clinton chót hôn ”kiểu Pháp” cô Lewinsky tại phòng Bầu dục suýt bị mất ghế Tổng thống. Món “phở” ấy anh cạch đến già, sang HN có dám thử đâu. Nhưng nhiều quan chức ở vài quốc gia, đôi lúc “xơi” chính trị kèm “phở”, vẫn yên vị, lại còn lên bục giảng giải về đạo đức.
Cũng lạ, Phở 75 này cũng khoái mang mùi vị rau thơm và hành để bày tỏ chính kiến tự do dân chủ. Có đoàn nào của VN sang Nhà Trắng là họ tài trợ cho biểu tình. “Diễn biến phở” thuận lợi, bác ấy về Sài Gòn dễ thành triệu phú…VN đồng.
Nói vui thôi, Phở 75 là đặc sản thật sự. Ai sang DC nhớ ăn thử. Một khi nước phở trong vắt, thịt bò mềm, hành thơm chiếm một phần dạ dày thì máu lên tim và bạn sẽ quên là mình đang ở bên nào trong cuộc chiến.
Không biết là Mỹ có tìm cách “diễn biến hòa bình” hay không, nhưng vị Starbucks hay mùi thịt bò nướng của McDonald trong tương lai dễ chiếm tâm hồn ăn uống của người Việt vốn thích…đa dạng hóa.
Đây là “diễn biến” nguy hiểm vì qua đường…thực quản. Ăn vào há miệng mắc quai, giống như cầm phong bì rồi, làm sao chống tham nhũng. Mới có chuyện “nhậy cảm, khó nói hay cần nhiều thời gian“.
Trong khi đó, Việt nam cũng đang tìm cách đồng hóa Mỹ bằng quần áo rẻ, cá basa, phở kể cả rau muống ngay xứ cờ hoa. Bài diễn biến…dịch vị là đây chăng?
Cuộc đối đầu Mỹ-Việt vẫn tiếp tục, cho dù về ngoại giao và quân sự, hai cựu thù đang xích lại gần nhau, vì nước mình muốn có đối tác chiến lược khắp năm châu.
Đồng hành trong toàn cầu hóa, lần này thay vì basa và catfish, rau muống và phở của anh Hai Nam Bộ đang đối đầu với bò Texas và cafe Starbucks của cao bồi Mỹ. Tỷ số hiện nay vẫn là 1-1 sau 90 phút thi đấu. Hiệp phụ không biết thế nào.
Suy cho cùng, “xâm lược” bằng văn hóa ẩm thực như mưa dầm thấm lâu. Người tình cũ bảo tôi rằng, tình yêu thường đi qua cái dạ dày. Vì thế, thỉnh thoảng tôi vẫn mơ thấy nàng với mùi nồng nàn của mỡ phi hành thời bao cấp.
Chúc độc giả vui cuối tuần
Bài: Hiệu Minh. 4-11-2009.
Copyright (C) – Nguồn “Blog Hiệu Minh” (http://hieuminh.org)
Chỉnh sửa cuối: