Thời tiết DC đang ấm dần lên, hoa anh đào bắt đầu nở, lộc non đâm chồi, cảnh sắc đỡ buồn tẻ sau mùa đông dài, tuyết dày hàng mét.
Ngày thứ 7 tuy trời lạnh nhưng hàng trăm ngàn người đã đổ ra National Mall xem hoa anh đào và…thả diều.
Đi xe hơi mùa này hơi nguy hiểm vì từ trẻ đến già hứng tình hay phóng nhanh, dễ tai nạn. Cô bạn nói đùa là ở DC vào mùa này thì kể cả Chí Phèo cũng ôm.
Luật cải tổ y tế có hiệu lực
Sau khi Hạ viện thông qua dự luật về cải tổ y tế, ngày thứ 3, Tổng thống Obama dùng 22 chiếc bút rất đẹp để ký, sau đó đem tặng những người ủng hộ dự luật. Lẽ ra tổ chức ở vườn cỏ trong Nhà Trắng nhưng trời mưa tầm tã, đành chuyển sang Bộ An ninh Nội địa. Theo dân Á, ký kết mà có mưa rơi thường gặp may.
Vẫn còn nhiều người chống luật này. 11 trong số 50 bang dự tính đệ đơn kiện vì cho rằng đạo luật này vi hiến. Họ lý luận rằng đạo luật vi phạm chủ quyền của tiểu bang bằng cách đòi hỏi tất cả người dân Mỹ đều phải có một hình thức bảo hiểm y tế nào đó.
FBI đang lo ngại về an ninh cho một số nghị sỹ vì đã có nhiều vụ đe dọa có liên hệ đến việc bỏ phiếu thông qua luật bảo hiểm sức khỏe vừa qua. Ít nhất 10 thành viên Quốc hội thuộc đảng Dân chủ đã nhận được email, điện thoại hay tin nhắn đe dọa.
Dân Mỹ gấu quá, dám chống lệnh tổng thống, đòi đưa ra tòa, rồi đe dọa cả dân biểu. Tự do quá chớn.
Quan hệ Trung-Mỹ có chiều hướng xấu đi
Quan hệ Trung Mỹ tiếp tục xấu đi. Một nghị sỹ Hoa Kỳ nói rằng, việc Trung Quốc không định giá đúng đắn chỉ tệ của họ đã khiến Mỹ mất tới 1 triệu 500 ngàn công ăn việc làm.
Chính sách duy trì tỷ giá thấp đã gây ra thâm hụt mậu dịch khổng lồ tại Hoa Kỳ và Châu Âu, đồng thời làm hàng xuất khẩu từ các nước đang phát triển khác không chen chân vào được hai thị trường này.
Cùng lúc đó, Google đã quyết định dọn máy chủ từ Hoa lục sang Hồng Kông vì khám phá ra “kẻ lạ” đã tấn công hệ thống của Google, truy nhập e-mail của những nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Trung quốc.
Về mặt Nhà nước, Hoa Kỳ chối bai bải là không can dự vào chuyện Google, cho rằng hành động đó mang tầm…công ty.
Quan hệ Việt Mỹ chưa có gì …thay đổi
Còn quan hệ VN-US chưa thấy gì đặc biệt, ngoại trừ nghị sỹ Joseph Cao kêu gọi Hoa Kỳ tăng áp lực đòi người nhà mình tôn trọng tự do tôn giáo.
Bác còn đề nghị đưa VN vào danh sách CPC (Country of Particular Concerns). Đương nhiên, VN sẽ cho ông này vào danh sách PPC (Person of Particular Concerns) để “lại quả”.
Anh Lê Dũng, nguyên phát ngôn Bộ NG VN, vừa chính thức khai trương Tổng Lãnh sự Việt Nam (đ/c 5251 Westheimer, Houston, Texas 77056), do chính anh làm chủ.
Nghe nói có cờ vàng gì đó xuất hiện nhưng HM cách xa vài ngàn miles nên chịu, chả biết thế nào.
Chỉ biết chắc chắn bang này cấm dân Á trồng rau muống vì loại này bò ngang như cua, che hết mặt hồ ao, nước không thở được, làm khí hậu toàn cầu nóng lên.
Dân chúng xuống đường dưới Huston đang băn khoăn không biết lễ khai trương đã xảy ra chưa, hay anh Lê Dũng tổ chức năm ngoái mà không biết. Cú nhất là biểu tình nhầm ngày hay kết tội thù địch sai đối tượng.
Thật ra, bên Mỹ biểu tình như cơm bữa, chuyện ni có chi mà ngại, các bác nhà ta chưa quen đó thôi. Tổng thống Mỹ đi đâu cũng bị biểu tình rầm rầm, không thấy ai ra hò hét, họ lại buồn.
Clinton nói chuyện với sinh viên đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh). Một bạn trẻ hỏi “Anh sang đây chúng tôi đón tiếp trọng thị, không ai phản đối. Trong khi bác Giang Trạch Dân sang Nhà Trắng lại có biểu tình. Ngoại giao kiểu gì thế?”
Clinton cười “Tôi đi đâu cũng có biểu tình, người chống, người vui. Nhiều vị khách đến Nhà Trắng cũng có “vinh dự đó”. Tôi thấy không vấn đề gì nếu lát nữa các bạn ra cổng biểu tình chống tôi”.
Chuyện phiếm khác
Trong thể thao, uy tín của Tiger Woods, tay golf số 1 thế giới, xuống thảm hại sau những vụ tình ái với gái bán bar bị phanh phui. Tuy nhiên, dân Mỹ dễ quên và sẵn sàng tha thứ nếu anh thắng trận đấu giữa các tay cự phách (Masters) trên thế giới. 60% dân chúng muốn anh cầm gậy gẩy lỗ golf hơn là đi chơi các “lỗ” vớ vẩn để rồi vạ vào thân.
Truyền thông Mỹ cũng thích tin giật gân kiểu như báo ta đưa tin Hiệp gà cưới vợ “có thành tích bất hảo”, rồi vợ cũ đánh đề, vợ mới đã có bầu.
Chuyện thú vị là anh Bush đi thăm Haiti cùng với Clinton. Trong lúc vồ vập với dân chúng, chắc tay dính nhiều mồ hôi, Bush ngó trước ngó sau, đưa tay chùi luôn vào chiếc áo sơ mi trắng lốp của Clinton.
An toàn thực phẩm bên Mỹ
Đọc trên mạng có tin về an toàn vệ sinh thực phẩm, ghi ra đây để bạn đọc tham khảo. Xứ Mỹ rất khắt khe, nhất là đối với các sản phẩm liên quan đến thịt.
Những nơi sản xuất thực phẩm đều có nhân viên USDA (Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ) hỏi thăm “sức khỏe” bất kỳ lúc nào. Có khi sáng sớm đã thấy một bác lù lù trước cửa vì bố ấy muốn xem chiều hôm trước, sau khi tới khám xét rồi ra về, nhân viên có lau chùi kỹ lưỡng trước khi đóng cửa hay không.
Ông thứ hai là FDA (Cơ quan Kiểm Soát Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ). Nhân viên của FDA thường báo trước vài tiếng hoặc một ngày mỗi lần đến kiểm soát.
Bên Health Department (Bộ Y tế) đến bất cứ lúc nào, xét rất kỹ nước sử dụng có đúng theo tiêu chuẩn hay không, đồ đạc, dụng cụ trong hãng có sạch sẽ, ngay cả chỗ ngóc ngách đều không được bẩn.
Chả bù cho bên nhà ta khi báo chí hỏi về cách xử lý ngộ độc thực phẩm, có vị vụ trưởng thản nhiên “Đã có ai ngộ độc bị chết đâu mà phạt”.
Du lịch sang đây mang theo thực phẩm tươi sống dễ bị phạt cả chục ngàn đô la. Có người bạn đi đón vợ từ Hà Nội qua thăm. Đợi gần hai tiếng mới thấy mặt. Hóa ra nàng bị công an Nông nghiệp Mỹ khám hai vali đầy mì tôm, miến, mục nhĩ, nấm hương, nước mắm khô. Mất cả tiếng khai báo, trình bày, thông cảm.
Trong sân bay, hải quan chỉ khám dân VN vì họ biết dân ta thích mang đồ ăn, kể cả mắm tôm, rắn rết, côn trùng.
Các bác sang Mỹ chả cần mang gì. Ở đây cái gì cũng có, thậm chí còn lớn hơn của Việt Nam. Táo tây, hành tây, cà chua tây, dưa chuột tây, cái gì cũng to hơn, chỉ trừ có con gián là bé tý, không địch nổi gián cống của Hà Nội. So sánh Quảng trường Ba Đình và National Mall sẽ thấy rõ hơn.
Chả thế mà có câu ca dao “Của tây cũng như của ta//Chỉ tội kích thước gấp ba bốn lần”.
Chúc các bạn vui cuối tuần.
Bài: Hiệu Minh. 28-3-2010.
Copyright (C) – Nguồn “Blog Hiệu Minh” (http://hieuminh.org)
Tham khảo Luật Cải tổ Y tế Mỹ
Luật Cải tổ Y Tế Mỹ
Chương trình cải tổ y tế một khi được thi hành, sẽ bắt đầu có hiệu lực đầy đủ từ 2014 để tới năm 2019 mở rộng việc bảo hiểm cho thêm 32 triệu người ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên , sau khi Tổng Thống Obama ký ban hành thành luật, ngay từ bây giờ đã có nhiều ảnh hưởng đến tất cả mọi công dân Mỹ.
Ảnh hưởng tức thời
* Các hãng bảo hiểm không còn được phép giới hạn số tiền trả cho việc chữa trị của khách hàng. Quy định này đặc biệt quan trọng với những người có bệnh nặng, chẳng hạn như ung thư, mà tiền thuốc rất đắt.
* Những người đã bị các hãng từ chối bán bảo hiểm do tình trạng bệnh hoạn sẵn có, được mua bảo hiểm tạm thời từ nay cho đến năm 2014 khi luật được thi hành đầy đủ. Một ngân khoản $5 tỷ được ứng cho việc này.
* Các hãng phải cung cấp bảo hiểm cho thanh niên không còn lệ thuộc gia đình cho tới năm 28 tuổi. Quy định này giúp cho sinh viên mới ra trường và người còn tìm việc.
* Mỗi người già được thêm $250 trả tiền mua thuốc bù vào khoảng trống mà Medicare Part D không chi trả. Tương lai khi đã sử dụng hết số tiền được mua thuốc trong Medicare Part D ($2850), sẽ không còn phải trả 100% tiền túi như hiện nay mà sẽ được giảm dần và tới năm 2020 chỉ còn phải trả 25%.
Ảnh hưởng sau 4 năm nữa
* Từ năm 2014, hầu hết mọi người dân Mỹ phải mua bảo hiểm, nếu không sẽ bị phạt.
* Tiền phạt khởi đầu là 1% thu nhập cá nhân hoặc tối thiểu $95 nếu số nào lớn hơn, sau đó đến năm 2016 sẽ tăng lên tới 2.5% thu nhập hoặc tối thiểu $695. Mức tiền phạt giới hạn cho cả gia đình là $2.085.
* Nếu không thể trả tiền mua bảo hiểm vì quá nghèo, thì có thể đủ điều kiện để được vào Medicaid, chương trình bảo hiểm sức khỏe của liên bang cho người nghèo và tàn phế. Chương trình này sẽ được mở rộng đáng kể từ 2014.
* Những gia đình nghèo được miễn giảm thuế, hoặc nếu gồm 4 người có thu nhập dưới $88,000 một năm, được tài trợ để mua bảo hiểm.
* Tiểu thương, công ty nhỏ được hưởng điều kiện dễ dãi và nhận trợ giúp trong việc mua bảo hiểm sức khỏe. Cơ sở dưới 50 người không bị phạt nếu không mua bảo hiểm cho nhân viên. Cơ sở dưới 25 người với mức lương dưới $50,000 được giảm thuế 35% chi phí đóng bảo hiểm năm nay và 50% năm 2014.
* Cơ sở trên 50 người không mua bảo hiểm cho nhân viên có thể bị phạt tới $2,000 cho mỗi nhân viên làm toàn thời gian.
* Chương trình y tế cải tổ tốn $940 tỷ trong 10 năm. Nhưng do tăng tiền thuế công ty và giảm chi phí trong chương trình Medicare Advantage , ngân quỹ liên bang dự trù sẽ tiết kiệm được $138 tỷ theo ước lượng của Văn phòng Ngân sách Quốc Hội. Người có thu nhập cao sẽ phải trả thêm thuế.
* Tiền mua bảo hiểm tăng hay giảm hãy còn là đề tài tranh luận. Người bệnh hoạn có lẽ sẽ được mua rẻ hơn hiện nay vì các hãng bảo hiểm không được phép tính thêm lệ phí với họ. Nhưng người khỏe mạnh có thể phải mua bảo hiểm đắt hơn. Người lớn tuổi bảo hiểm đắt hơn người trẻ nhưng cách biệt không nhiều
Ngày thứ 7 tuy trời lạnh nhưng hàng trăm ngàn người đã đổ ra National Mall xem hoa anh đào và…thả diều.
Đi xe hơi mùa này hơi nguy hiểm vì từ trẻ đến già hứng tình hay phóng nhanh, dễ tai nạn. Cô bạn nói đùa là ở DC vào mùa này thì kể cả Chí Phèo cũng ôm.
Luật cải tổ y tế có hiệu lực
Sau khi Hạ viện thông qua dự luật về cải tổ y tế, ngày thứ 3, Tổng thống Obama dùng 22 chiếc bút rất đẹp để ký, sau đó đem tặng những người ủng hộ dự luật. Lẽ ra tổ chức ở vườn cỏ trong Nhà Trắng nhưng trời mưa tầm tã, đành chuyển sang Bộ An ninh Nội địa. Theo dân Á, ký kết mà có mưa rơi thường gặp may.
Vẫn còn nhiều người chống luật này. 11 trong số 50 bang dự tính đệ đơn kiện vì cho rằng đạo luật này vi hiến. Họ lý luận rằng đạo luật vi phạm chủ quyền của tiểu bang bằng cách đòi hỏi tất cả người dân Mỹ đều phải có một hình thức bảo hiểm y tế nào đó.
FBI đang lo ngại về an ninh cho một số nghị sỹ vì đã có nhiều vụ đe dọa có liên hệ đến việc bỏ phiếu thông qua luật bảo hiểm sức khỏe vừa qua. Ít nhất 10 thành viên Quốc hội thuộc đảng Dân chủ đã nhận được email, điện thoại hay tin nhắn đe dọa.
Dân Mỹ gấu quá, dám chống lệnh tổng thống, đòi đưa ra tòa, rồi đe dọa cả dân biểu. Tự do quá chớn.
Quan hệ Trung-Mỹ có chiều hướng xấu đi
Quan hệ Trung Mỹ tiếp tục xấu đi. Một nghị sỹ Hoa Kỳ nói rằng, việc Trung Quốc không định giá đúng đắn chỉ tệ của họ đã khiến Mỹ mất tới 1 triệu 500 ngàn công ăn việc làm.
Chính sách duy trì tỷ giá thấp đã gây ra thâm hụt mậu dịch khổng lồ tại Hoa Kỳ và Châu Âu, đồng thời làm hàng xuất khẩu từ các nước đang phát triển khác không chen chân vào được hai thị trường này.
Cùng lúc đó, Google đã quyết định dọn máy chủ từ Hoa lục sang Hồng Kông vì khám phá ra “kẻ lạ” đã tấn công hệ thống của Google, truy nhập e-mail của những nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Trung quốc.
Về mặt Nhà nước, Hoa Kỳ chối bai bải là không can dự vào chuyện Google, cho rằng hành động đó mang tầm…công ty.
Quan hệ Việt Mỹ chưa có gì …thay đổi
Còn quan hệ VN-US chưa thấy gì đặc biệt, ngoại trừ nghị sỹ Joseph Cao kêu gọi Hoa Kỳ tăng áp lực đòi người nhà mình tôn trọng tự do tôn giáo.
Bác còn đề nghị đưa VN vào danh sách CPC (Country of Particular Concerns). Đương nhiên, VN sẽ cho ông này vào danh sách PPC (Person of Particular Concerns) để “lại quả”.
Anh Lê Dũng, nguyên phát ngôn Bộ NG VN, vừa chính thức khai trương Tổng Lãnh sự Việt Nam (đ/c 5251 Westheimer, Houston, Texas 77056), do chính anh làm chủ.
Nghe nói có cờ vàng gì đó xuất hiện nhưng HM cách xa vài ngàn miles nên chịu, chả biết thế nào.
Chỉ biết chắc chắn bang này cấm dân Á trồng rau muống vì loại này bò ngang như cua, che hết mặt hồ ao, nước không thở được, làm khí hậu toàn cầu nóng lên.
Dân chúng xuống đường dưới Huston đang băn khoăn không biết lễ khai trương đã xảy ra chưa, hay anh Lê Dũng tổ chức năm ngoái mà không biết. Cú nhất là biểu tình nhầm ngày hay kết tội thù địch sai đối tượng.
Thật ra, bên Mỹ biểu tình như cơm bữa, chuyện ni có chi mà ngại, các bác nhà ta chưa quen đó thôi. Tổng thống Mỹ đi đâu cũng bị biểu tình rầm rầm, không thấy ai ra hò hét, họ lại buồn.
Clinton nói chuyện với sinh viên đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh). Một bạn trẻ hỏi “Anh sang đây chúng tôi đón tiếp trọng thị, không ai phản đối. Trong khi bác Giang Trạch Dân sang Nhà Trắng lại có biểu tình. Ngoại giao kiểu gì thế?”
Clinton cười “Tôi đi đâu cũng có biểu tình, người chống, người vui. Nhiều vị khách đến Nhà Trắng cũng có “vinh dự đó”. Tôi thấy không vấn đề gì nếu lát nữa các bạn ra cổng biểu tình chống tôi”.
Chuyện phiếm khác
Trong thể thao, uy tín của Tiger Woods, tay golf số 1 thế giới, xuống thảm hại sau những vụ tình ái với gái bán bar bị phanh phui. Tuy nhiên, dân Mỹ dễ quên và sẵn sàng tha thứ nếu anh thắng trận đấu giữa các tay cự phách (Masters) trên thế giới. 60% dân chúng muốn anh cầm gậy gẩy lỗ golf hơn là đi chơi các “lỗ” vớ vẩn để rồi vạ vào thân.
Truyền thông Mỹ cũng thích tin giật gân kiểu như báo ta đưa tin Hiệp gà cưới vợ “có thành tích bất hảo”, rồi vợ cũ đánh đề, vợ mới đã có bầu.
Chuyện thú vị là anh Bush đi thăm Haiti cùng với Clinton. Trong lúc vồ vập với dân chúng, chắc tay dính nhiều mồ hôi, Bush ngó trước ngó sau, đưa tay chùi luôn vào chiếc áo sơ mi trắng lốp của Clinton.
An toàn thực phẩm bên Mỹ
Đọc trên mạng có tin về an toàn vệ sinh thực phẩm, ghi ra đây để bạn đọc tham khảo. Xứ Mỹ rất khắt khe, nhất là đối với các sản phẩm liên quan đến thịt.
Những nơi sản xuất thực phẩm đều có nhân viên USDA (Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ) hỏi thăm “sức khỏe” bất kỳ lúc nào. Có khi sáng sớm đã thấy một bác lù lù trước cửa vì bố ấy muốn xem chiều hôm trước, sau khi tới khám xét rồi ra về, nhân viên có lau chùi kỹ lưỡng trước khi đóng cửa hay không.
Ông thứ hai là FDA (Cơ quan Kiểm Soát Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ). Nhân viên của FDA thường báo trước vài tiếng hoặc một ngày mỗi lần đến kiểm soát.
Bên Health Department (Bộ Y tế) đến bất cứ lúc nào, xét rất kỹ nước sử dụng có đúng theo tiêu chuẩn hay không, đồ đạc, dụng cụ trong hãng có sạch sẽ, ngay cả chỗ ngóc ngách đều không được bẩn.
Chả bù cho bên nhà ta khi báo chí hỏi về cách xử lý ngộ độc thực phẩm, có vị vụ trưởng thản nhiên “Đã có ai ngộ độc bị chết đâu mà phạt”.
Du lịch sang đây mang theo thực phẩm tươi sống dễ bị phạt cả chục ngàn đô la. Có người bạn đi đón vợ từ Hà Nội qua thăm. Đợi gần hai tiếng mới thấy mặt. Hóa ra nàng bị công an Nông nghiệp Mỹ khám hai vali đầy mì tôm, miến, mục nhĩ, nấm hương, nước mắm khô. Mất cả tiếng khai báo, trình bày, thông cảm.
Trong sân bay, hải quan chỉ khám dân VN vì họ biết dân ta thích mang đồ ăn, kể cả mắm tôm, rắn rết, côn trùng.
Các bác sang Mỹ chả cần mang gì. Ở đây cái gì cũng có, thậm chí còn lớn hơn của Việt Nam. Táo tây, hành tây, cà chua tây, dưa chuột tây, cái gì cũng to hơn, chỉ trừ có con gián là bé tý, không địch nổi gián cống của Hà Nội. So sánh Quảng trường Ba Đình và National Mall sẽ thấy rõ hơn.
Chả thế mà có câu ca dao “Của tây cũng như của ta//Chỉ tội kích thước gấp ba bốn lần”.
Chúc các bạn vui cuối tuần.
Bài: Hiệu Minh. 28-3-2010.
Copyright (C) – Nguồn “Blog Hiệu Minh” (http://hieuminh.org)
Tham khảo Luật Cải tổ Y tế Mỹ
Luật Cải tổ Y Tế Mỹ
Chương trình cải tổ y tế một khi được thi hành, sẽ bắt đầu có hiệu lực đầy đủ từ 2014 để tới năm 2019 mở rộng việc bảo hiểm cho thêm 32 triệu người ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên , sau khi Tổng Thống Obama ký ban hành thành luật, ngay từ bây giờ đã có nhiều ảnh hưởng đến tất cả mọi công dân Mỹ.
Ảnh hưởng tức thời
* Các hãng bảo hiểm không còn được phép giới hạn số tiền trả cho việc chữa trị của khách hàng. Quy định này đặc biệt quan trọng với những người có bệnh nặng, chẳng hạn như ung thư, mà tiền thuốc rất đắt.
* Những người đã bị các hãng từ chối bán bảo hiểm do tình trạng bệnh hoạn sẵn có, được mua bảo hiểm tạm thời từ nay cho đến năm 2014 khi luật được thi hành đầy đủ. Một ngân khoản $5 tỷ được ứng cho việc này.
* Các hãng phải cung cấp bảo hiểm cho thanh niên không còn lệ thuộc gia đình cho tới năm 28 tuổi. Quy định này giúp cho sinh viên mới ra trường và người còn tìm việc.
* Mỗi người già được thêm $250 trả tiền mua thuốc bù vào khoảng trống mà Medicare Part D không chi trả. Tương lai khi đã sử dụng hết số tiền được mua thuốc trong Medicare Part D ($2850), sẽ không còn phải trả 100% tiền túi như hiện nay mà sẽ được giảm dần và tới năm 2020 chỉ còn phải trả 25%.
Ảnh hưởng sau 4 năm nữa
* Từ năm 2014, hầu hết mọi người dân Mỹ phải mua bảo hiểm, nếu không sẽ bị phạt.
* Tiền phạt khởi đầu là 1% thu nhập cá nhân hoặc tối thiểu $95 nếu số nào lớn hơn, sau đó đến năm 2016 sẽ tăng lên tới 2.5% thu nhập hoặc tối thiểu $695. Mức tiền phạt giới hạn cho cả gia đình là $2.085.
* Nếu không thể trả tiền mua bảo hiểm vì quá nghèo, thì có thể đủ điều kiện để được vào Medicaid, chương trình bảo hiểm sức khỏe của liên bang cho người nghèo và tàn phế. Chương trình này sẽ được mở rộng đáng kể từ 2014.
* Những gia đình nghèo được miễn giảm thuế, hoặc nếu gồm 4 người có thu nhập dưới $88,000 một năm, được tài trợ để mua bảo hiểm.
* Tiểu thương, công ty nhỏ được hưởng điều kiện dễ dãi và nhận trợ giúp trong việc mua bảo hiểm sức khỏe. Cơ sở dưới 50 người không bị phạt nếu không mua bảo hiểm cho nhân viên. Cơ sở dưới 25 người với mức lương dưới $50,000 được giảm thuế 35% chi phí đóng bảo hiểm năm nay và 50% năm 2014.
* Cơ sở trên 50 người không mua bảo hiểm cho nhân viên có thể bị phạt tới $2,000 cho mỗi nhân viên làm toàn thời gian.
* Chương trình y tế cải tổ tốn $940 tỷ trong 10 năm. Nhưng do tăng tiền thuế công ty và giảm chi phí trong chương trình Medicare Advantage , ngân quỹ liên bang dự trù sẽ tiết kiệm được $138 tỷ theo ước lượng của Văn phòng Ngân sách Quốc Hội. Người có thu nhập cao sẽ phải trả thêm thuế.
* Tiền mua bảo hiểm tăng hay giảm hãy còn là đề tài tranh luận. Người bệnh hoạn có lẽ sẽ được mua rẻ hơn hiện nay vì các hãng bảo hiểm không được phép tính thêm lệ phí với họ. Nhưng người khỏe mạnh có thể phải mua bảo hiểm đắt hơn. Người lớn tuổi bảo hiểm đắt hơn người trẻ nhưng cách biệt không nhiều
Chỉnh sửa cuối: