Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

ticon

Cựu Ban điều hành
#1
Đây là những bài viết sưu tầm từ các báo, website


Cập Nhật Vấn Đề Di Trú: Việc Phân Phối Chiếu Khán

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.

Trong tuần qua, Tổng thống Obama đã gặp gỡ hai Thượng nghị sĩ Schumer and Graham và hài lòng về những tiến bộ trong việc thực hiện một đề nghị chấn chỉnh hệ thống di trú thất bại trong thời gian qua. Tổng thống nói rằng mỗi công dân Mỹ sẽ ca ngợi những nỗ lực của Thượng nghị sĩ đi tìm những câu trả lời đồng thuận cho một trong những vấn đề lớn nhất của Hoa Kỳ. Ông Obama nói rằng ông cam kết mạnh mẽ trong việc thực hiện chương trình cải tổ di trú toàn diện.
Việc Phân Phối Chiếu Khán (Visa)
Theo luật, mỗi năm có khoảng 226.000 chiếu khán di dân được dành cho các diện bảo lãnh đoàn tụ gia đình theo thứ tự ưu tiên. Số 226.000 chiếu khán được chia cho bốn diện bảo lãnh theo thứ tự ưu tiên và được chia cho những nước có người xin chiếu khán di dân sang Mỹ. Số chiếu khán được cấp cho mỗi quốc gia này vào khoảng 26.000. (Số chiếu khán cấp cho Việt Nam chưa bao giờ hơn 15.000 chiếu khán mỗi năm).
Người phối ngẫu, cha mẹ và con dưới vị thành niên của công dân Mỹ không có thời gian chờ đợi, nhưng các diện bảo lãnh khác đều phải chờ đợi. Trong thời gian hiện nay, có khoảng 185.000 người ở Việt Nam đang chờ đợi ngày đáo hạn đơn xin chiếu khán để được phỏng vấn. Trong số này bao gồm 7.800 đương đơn trong diện bảo lãnh Ưu Tiên Thứ Nhất (tức diện F-1) là con độc thân, trên 20 tuổi của các công dân Hoa Kỳ. Thời gian chờ đợi của các con độc thân trong diện bảo lãnh này hiện nay khoảng từ 4 đến 5 năm và có vẻ sẽ kéo dài hơn vì nhiều người bảo lãnh là thường trú nhân sẽ trở thành công dân và con của họ sẽ được chuyển người bảo lãnh từ diện Ưu Tiên Thứ Hai (tức diện F2A hoặc F2B) sang diện Ưu Tiên Thứ Nhất.
Diện bảo lãnh gia đình Ưu Tiên Thứ Ba (tức diện F-3) thuộc về con cái đã lập gia đình của các công dân Mỹ. Thời gian chờ đợi của diện F-3 dưới 10 năm. Ba quốc gia hiện có số người thuộc diện F-3 nhiều nhất thế giới là:
- Phi Luật Tân với 136.000 đương đơn.
- Mễ Tây Cơ với 91.000 đương đơn.
- Và Việt Nam với 54.000 đương đơn diện F-3.
Diện bảo lãnh Ưu Tiên Thứ Tư (tức diện F-4) là các anh chị em của công dân Mỹ. Vì nhu cầu cấp chiếu khán cho diện bảo lãnh F-4 qúa cao nên thời gian chờ đợi sẽ lâu hơn những diện bảo lãnh khác, từ 10 năm trở lên. Việt Nam hiện có 108.000 đương đơn diện F-4 đang chờ đợi hồ sơ xin chiếu khán đáo hạn.
Vào giữa mỗi tháng, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ loan báo những ngày đáo hạn cho tháng kế tiếp (tức những ngày có số chiếu khán sẵn sàng được cấp phát). Những người được bảo lãnh sẽ được mời phỏng vấn để được cấp chiếu khán nếu dơn bảo lãnh của họ được nộp trước những ngày đáo hạn. Thí dụ, nếu Bộ Ngoại Giao loan báo ngày đáo hạn của diện Ưu Tiên Thứ Nhất là 1 tháng 7 năm 2004, thì chỉ những người có đơn bảo lãnh nộp trước ngày 1 tháng 7 năm 2004 sẽ hợp lệ để được phỏng vấn. Qúy vị muốn biết về những ngày đáo hạn có thể gọi số điện thoại số (202) 663-1541, hoặc truy cập mạng lưới điện toán qua địa chỉ http://travel.state.gov/visa_bulletin.html .
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Diện bảo lãnh theo thứ tự ưu tiên và không theo thứ tự ưu tiên khác nhau ra sao?
- Đáp: Diện bảo lãnh không theo thứ tự ưu tiên không có giới hạn chiếu khán mỗi năm. Bao gồm diện bảo lãnh vợ/chồng, bảo lãnh cha mẹ hoặc con dưới vị thành niên của công dân Mỹ, con mồ côi và hôn phu-hôn thê. Người tỵ nạn thuộc diện riêng biệt và có số lượng chiếu khán riêng.
Còn những người thuộc các diện bảo lãnh khác bị giới hạn bởi số chiếu khán được phân phối. Bao gồm các con trưởng thành, đã lập gia đình và anh chị em của công dân Mỹ, và người phối ngẫu và con của các Thường trú nhân.
- Hỏi: Tại sao Bộ Ngoai Giao không thể tiên đoán chính xác số chiếu khán sẽ sẵn sàng cấp phát?
- Đáp: Vì có nhiều yếu tố không thể biết được. Số chiếu khán sẽ nhiều hơn nếu có những đương đơn qua đời hoặc thay đổi ý đỵnh sang Mỹ, hay người bảo lãnh không thể cam đoan việc bảo trợ của họ. Cũng có thể xảy ra việc thay đổi diện bảo lãnh khi các đương đơn chuyển diện vì tuổi tác hoặc họ kết hôn và thêm người phối ngẫu và con cái vào hồ sơ bảo lãnh. Nói cách khác, Bộ Ngoại Giao không thể tiên đoán bao nhiều người sẽ nộp đơn xin chiếu khán trong mỗi diện bảo lãnh trong tương lai, vì thế họ không thể tiên đoán việc nhanh hay chậm của những ngày đáo hạn.
- Hỏi: Đơn bảo lãnh của vợ và con tôi đã được chấp thuận từ năm ngoái khi tôi còn là Thường trú nhân. Tôi mới vừa trở thành công dân Mỹ. Tôi phải làm gì để nâng cấp diện bảo lãnh sang diện ưu tiên không bị giới hạn?
- Đáp: Gửi bản sao Chứng Chỉ Quốc Tịch của qúy vị, kèm theo số hồ sơ, đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (tức NVC). Xin lưu ý rằng qúy vị hiện nay đã là công dân Mỹ, vì thế phải nộp hồ sơ bảo lãnh vợ và các con theo từng hồ sơ riêng biệt. Địa chỉ của NVC như sau:
National Visa Center (NVC)
32 Rochester Avenue
Portsmouth, NH 03801-2909
(Tel) 603-334-0700

VietBao
 
Chỉnh sửa cuối:

ticon

Cựu Ban điều hành
#2
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Obama: Luật Di Trú Tại Arizona Là Vô Trách Nhiệm; Lập Pháp Arizona: OK Luật Đòi Giấy Cư Trú, Cho Bắt Di Dân

WASHINGTON - Nhân 1 buổi lễ nhập tịch tại Vườn Hồng, TT Obama chỉ trích Lập Pháp tiểu bang Arizona là vô trách nhiệm khi thông qua luật đòi hỏi chứng minh quy chế cư trú và cho phép cảnh sát chận bắt người bị ngờ là cư dân bất hợp pháp.
Ông hô hào 1 cuộc cải tổ thực chất với chính sách di trú.
Luật di trú của Arizona coi cư trú không giấy tờ hợp pháp là phạm tội hình sự. Luật này đang chờ thống đốc ký ban hành hay phủ quyết trước ngày Thứ Bẩy 24-4. TT Obama tuyên bố "Không hành động với tinh thần trách nhiệm ở cấp liên bang sẽ mở đường cho các tiểu bang khác hành động vô trách nhiệm tương tự" và cho biết sẽ theo dõi tình hình thực tế để xem dân quyền và các ảnh hưởng của luật ấy.
Tham vụ báo chí Robert Gibbs xác nhận ông Obama chưa tiếp xúc với viên chức lập pháp Arizona hay thống đốc Brewer để góp ý.
Hôm Thứ Sáu, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi tuyên bố : luật di trú cải tổ là ưu tiên cao hơn luật về phát triển năng lượng sạch.
Ngoài ra, dân biểu Luis Gutierrez (DC-Illinois) lên tiếng mong muốn TT Obama giữ lời hưá như đã nói với di dân trong thời gian tranh cử TT. Ông Gutierrez nhắc lại rằng 8 triệu người Nam Mỹ bỏ phiếu năm 2004 và năm 2008 gồm 10 triệu người. Năm 2004, họ chiếm 60% số phiếu bỏ cho ứng viên DC và năm 2008 là 70%.
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#3
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Dân Quyền: Sẽ Kiện Arizona Về Luật Di Trú Thứ Hai, 4/26/2010, 12:00:00 AM

Dân Quyền: Sẽ Kiện Arizona Về Luật Di Trú

PHOENIX - Những người phản đối luật di trú mới của tiểu bang Arizona sợ rằng di dân hợp pháp có thể bị cảnh sát sách nhiễu định biểu tình tại toà nhà Capitol vào chiều chủ nhật.
Hôm Thứ Sáu, thống đốc Jan Brewer đã ký ban hành luật mới đuợc Lập Pháp thông qua, cho phép cảnh sát khám xét giấy tờ tùy thân của di dân bị nghi là cư trú bất hợp pháp.
Luật mới coi cư trú bất hợp pháp là tội hình, cấm chuyên chở hay thuê mướn di dân bất hợp pháp làm việc tính công ngày.
Các nhà tranh đấu dân quyền báo tin sẽ kiện lên toà tối cao với lý do rằng luật mới sẽ đưa tới kỳ thị, tuy thống đốc đã bảo đảm việc này sẽ không xẩy ra. Họ nói có luật cấm kiểm tra quy chế cư trú dựa theo yếu tố sắc tộc hay quốc tịch.
Hôm Thứ Sáu, đã có nhiều người tập trung tại toà nhà Capitol ở thủ phủ Phoenix để phản đối.
Sau khi ký ban hành, thống đốc Brewer tuyên bố "Phản ứng như thế là quá đà".
Luật hiện hành của Arizona và nhiều tiểu bang không đòi hỏi cảnh sát kiểm tra quy chế cư trú. Cảnh sát bị cấm làm điều này để tránh trường hợp di dân không hợp tác trong nhu cầu điều tra.
Hôm Thứ Bẩy, TT Calderon của Mexico đã lên tiếng phản đối luật mới của Arizona mà ông coi là gây trở ngại trong việc giải quyết các nan đề chung tại vùng biên giới.
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#4
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Quá Nhiều Người Nộp Đơn, Muốn Thành Công Dân Mỹ Chủ Nhật, 4/25/2010, 12:00:00 AM

Quá Nhiều Người Nộp Đơn, Muốn Thành Công Dân Mỹ

Trong quí 4 năm 2009, có 502 người Mỹ ở hải ngọai từ bỏ quốc tịch hay qui chế thường trú nhân Mỹ, gấp đôi quí này năm trước, theo Overseas American Week.
Nhưng có thể nói hàng triệu người khác đang dài cổ ngóng chờ các tòa đại sứ và tổng lãnh sự Mỹ mời họ dề phòng vấn hồ sơ của họ sau khi INS mở hồ sơ . Có người chờ cả chục năm tùy loại người bảo lảnh. Và mỗi năm Quốc Hội quyết định bao nhiêu người, vùng nào trên thế giời dược nhập cư họp pháp vào Mỹ. Và những ngưởi thường trú nhân đó nêu không có gì rắc rối với pháp luật thì sẽ có đủ diểu kiện thi vảo quốc tịch Mỹ.
Lý do chánh có người Mỹ có quốc tịch rổi mà xin từ bỏ quốc tịch Mỹ là vấn dề đóng thuế. Hiện thời có từ 3 dến 6 triệu công dân Mỹ sống ngòai nước Mỹ. Nước Mỹ là một quốc gia đã phát triền duy nhứt đánh thuế công dân mình đang sống ở hải ngọai. Ngòai ra luật Mỹ còn buộc công dân Mỹ ở hải ngọai báo cáo cho chánh quyền Mỹ khi mở tài khỏan ở ngân hàng ngọai quốc với số tiển hơn 10,000 Đô.
Coi vậy chớ số người Mỹ ỏ hải ngọai từ bỏ quốc tịch hay qui chế thường trú nhân không đáng kể. Như chỉ có 502 người trên tổng số 3 tới 5 triệu. Còn nếu so với số hàng chục chục triệu nộp hồ sơ xin nhập cư vào Mỹ chờ cứu xét và số người mỗi năm được vào quốc tịch thì số người tử bỏ quốc tịch Mỹ vì lý do bị danh thuế lại rất rất không đáng kễ.
VietBao
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#5
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

1 Db Arizona Xin Obama Dẹp Luật Di Trú Mới Của Arizona Thứ Ba, 4/27/2010, 12:00:00 AM

1 DB Arizona Xin Obama Dẹp Luật Di Trú Mới Của Arizona: Di Dân Lậu Sẽ Bị Tù 6 Tháng, Phạt 2,500 Đô, Giao Liên Bang

PHOENIX - Ông Paul Grijalva, dân biểu DC của tiểu bang Arizona, cũng là 1 nhà tranh đấu dân quyền, lên tiếng với hàng ngàn người tụ tập trước toà nhà Capitol hôm chủ nhật, hô hào chính phủ Obama chống lại luật di trú mới đã đuợc lập pháp tiểu bang thông qua, nếu đơn kiện thất bại.
Ông Grijalva tuyên bố "Chúng tôi sẽ lật lại đạo luật không công bằng và kỳ thị ấy, rồi sẽ lật đổ cơ cấu quyền lực đã tạo ra đạo luật bất công và phân biệt chủng tộc".
TT Obama đã mô tả luật di trú mới của Arizona là "lệch lạc" và chỉ thị cho Bộ tư pháp xem xét có hợp pháp không - luật mới của Arizona cho phép cảnh sát khám xét giấy tờ những ai bị nghi ngờ là cư trú bất hợp pháp.
Thống đốc Jan Brewer đã chỉ thị cho các viên chức tiêåu bang tổ chức huấn luyện cảnh sát để họ biết những điều gì cấu thành sự nghi ngờ 1 cư dân là di dân bất hợp lệ.
Nghị sĩ CH Russell Pearce, nhà bảo trợ của luật mới, tỏ ý bất bình - ông nói "Làm sao người ta có thể hậu thuẫn người phạm luật chống lại những người bảo vệ luật pháp".
Phóng viên mô tả cuộc biểu tình hôm chủ nhật tại Phoenix là ôn hoà - 1 số người biểu tình từ xa đến, gồm dân Texas. 1 ông cao niên bán dù và cờ cho người biểu tình, gồm đa số là di dân Nam Mỹ, nói "Nếu tôi sang ngoại quốc, tôi phải có giấy tờ - luật này không phải là khó dễ. Đó là cái giá phải trả tại 1 xứ sở có luật pháp".
Theo luật mới, cư dân không có giấy tờ chứng minh quy chế cư trú hợp pháp bị bắt, bị giam 6 tháng và bị phạt tiền 2500 MK - những người bị bắt sẽ bị chuyển giao cho thẩm quyền liên bang. Phe chống nói liên bang có thể ngăn trở lại bằng cách không tiếp nhận. Cũng nhân dịp này, dân biểu liên bang Luis Gutierrez lên tiếng, rằng "Thông điệp của chúng tôi là thưa TT, chúng tôi nghe ông, chúng tôi tụ họp hôm nay để hậu thuẫn ông - chúng tôi cần đuợc ông hỗ trợ".
Ông Gutierrez chủ trương 1 luật cải tổ rộng lớn mở đường cho di dân bất hợp pháp nhập tịch - ông nhắc nhở TT Obama thực hành lời hưá về cải tổ chính sách cư trú như đã nói trong thời gian tranh cử TT.
Cùng ngày, tại New York, mục sư Al Sharpton tuyên bố : cũng như khi dân da đen chống kỳ thị trên xe bus thập niên 1960, ông sẽ tổ chức 1 cuộc tuần hành thách thức luật của Arizona - ông nói : chúng tôi sẽ đến Arizona nếu luật ấy đuợc thực hành, để cùng tuần hành với những người dân chấp nhận bị bắt vì không trình giấy.
Nhà báo nhắc lại vụ nổ súng ngày 27-3, gây thiệt mạng 1 chủ trại tại vùng đông nam Arizona, làm công luận lưu ý tới di dân bất hợp pháp và nhân viên an ninh biên giới - nhà chức trách tin rằng thủ phạm giết chủ trại Rob Krentz là 1 người vượt biên.
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#6
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Chiếu Khán Cho Công Dân Ở Việt Nam (Phần 1) Các Loại Chiếu Khán Phi Di Dân
VietBao

Trong buổi hội thoại di trú hôm nay, chúng ta sẽ điểm lại một số chiếu khán phi di dân có thể cấp cho các công dân ở Việt Nam.
- Chiếu khán H-1B dành cho những người có "những nghề đặc biệt" và đã thụ đắc bằng đại học. Chiếu khán H-1B có giá trị đến 6 năm. Người hôn phối và con cái có thể đi theo nhưng không thể làm việc. Loại chiếu khán này cho phép người làm việc thay đổi chủ nhân nhưng họ cần được cấp một chiếu khán mới mỗi khi muốn thay đổi chủ nhân. Chiếu khán H-1B đòi hỏi rất nhiều yêu cầu và kế hoạch nên được chuẩn bị trước.
- Chiếu khán B-2 dành cho các du khách có nhu cầu đi giải trí ngắn hạn nếu họ có thể chứng minh những ràng buộc về kinh tế có thể chấp nhận được và mối ràng buộc gia đình ở Việt Nam. Thời gian được phép ở lại Mỹ sẽ tùy thuộc nhân viên di trú khi đến nơi. Thông thường sẽ là sáu tháng, và có thể gia hạn nếu có những lý do chính đáng. Qúy vị cũng cần cho thấy mình có tài chánh hoặc chứng minh những hỗ trợ từ bạn bè hay người thân ở Hoa Kỳ.
- Chiếu khán B-2 được cấp cho khách du lịch muốn thăm viếng bạn bè hay người thân, cho những người đến Mỹ để chữa bệnh, cho những học sinh, sinh viên muốn trau dồi Anh ngữ trong khóa học mùa hè, và kể cả những muốn đến Mỹ để kết hôn với người hôn phối đang ở Mỹ trong diện phi di dân.
- Chiếu khán B-1 dành cho những người đến Mỹ vì công việc, chẳng hạn như thương lượng hợp đồng, giải quyết tranh chấp, tham vấn với khách hàng, hay hỗ trợ công việc, hoặc tham dự các buổi hội thảo về khoa học, giáo dục, chuyên môn, tôn giáo, doanh nghiệp, hoặc đến Mỹ để thiết lập các cơ sở hỗ trợ hạ tầng và tìm các cơ hội đầu tư.
- Chiếu khán F-1 dành cho học sinh, sinh viên của các gia đình có khả năng hỗ trợ họ ở Hoa Kỳ; những người chấp nhận học ở bất cứ trường tư hay công lập nào thu nhận học sinh ngoại quốc. Học sinh Trung học chỉ có thể xin học trường tư ở hầu hết các tiểu bang tại Hoa Kỳ. Người hôn phối của họ (nếu có) không thể theo học ngoại trừ họ phải có chiếu khán du học.
- Chiếu khán O dành cho những người có những khả năng biệt lệ trong các lãnh vực khoa học, nghệ thuật, thủ công, giáo dục, doanh nghiệp, thể thao hay các lãnh vực có "nỗ lực sáng tạo". Đối với các nghệ sĩ ở Việt Nam, chúng tôi có thể nói rằng nếu qúy vị nổi tiếng để có thể xuất hiện trên các đài truyền hình lớn và xuất hiện trên quảng cáo, thì qúy vị có thể nộp đơn xin chiếu khán O. Những người có chiếu khán O có thể nhận một chiếu khán có giá trị đến 3 năm. Sở di trú Hoa Kỳ phải chấp thuận đơn trước khi lãnh sự cấp chiếu khán O.
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Nếu một sinh viên bị bắt buộc phải ngưng học trong một kỳ học, liệu anh ta có thể xin phục hồi chiếu khán không?
- Đáp: Nếu có những lý do nghỉ học chính đáng, chẳng hạn như vì lý do cá nhân hoặc kinh tế, sở di trú có thể đồng ý phục hồi chiếu khán du học.
- Hỏi: Em gái tôi đang sống với vị hôn phu và anh ta mới được cấp chiếu khán B-1. Em tôi có thể đi theo hôn phu đến Hoa Kỳ không?
- Đáp: Chiếu khán B-1 cũng có thể cấp cho bạn chung sống với người đang có chiếu khán phi di dân. Em gái của bạn sẽ phải có các bằng chứng sống chung với hôn phu và những bằng chứng cho thấy cô ấy có những ràng buộc về gia đình và kinh tế vững chắc ở Việt Nam. Cô ấy phải có rất nhiều bằng chứng ràng buộc ở Việt Nam vì chiếu khán rất hiếm cấp cho những người bạn sống chung với nhau.
 
Chỉnh sửa cuối:

ticon

Cựu Ban điều hành
#7
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Thứ Tư, 4/28/2010, 12:00:00 AM

Chính Phủ Obama Định Kiện Luật Di Trú Mới Của Arizona

PHOENIX - Các tổ chức bênh vực di dân đang vận động 1 kiến nghị để yêu cầu quan toà phân xử luật di trú mới của tiểu bang Arizona có hợp lệ hay không và chính phủ Obama cũng cân nhắc khả năng kiện luật ấy ra toà tối cao.
Thống đốc Jan Brewer đã ký ban hành luật tuyên bố : Arizona phải hành động vì liên bang không ngăn chận đuợc dân vượt biên và các hoạt động mua bán ma túy ở biên giới.
Luật mới bắt đầu có hiệu lực từ cuối Tháng 7 coi những người cư trú bất hợp pháp là phạm luật hình, cho phép nhân viên công lực tiểu bang và địa phương khám xét giấy tờ kẻ nào có đủ yếu tố để bị nghi ngờ là cư trú lậu.
Chi nhánh Arizona của liên đoàn dân quyền ACLU đang tính toán hành động tranh kiện. Giám đốc Alessandra Soler Meetze tuyên bố "Nếu bạn có vẻ là người lạ, bạn sẽ không ngừng là đối tượng bị xét hỏi lý lịch và quốc tịch".
Ông Jon Garrido là ứng viên gốc Nam Mỹ tranh chức nghị viên không thành công thông báo hôm Thứ Hai rằng ông định vận động 1 kiến nghị yêu cầu bãi bỏ luật di trú mới - để vấn đề đuợc trưng cầu dân ý vào Tháng 11, kiến nghị cần thu đuợc ít nhất 76,682 chữ ký của công dân.
Luận điểm chính của phe phản đối luật mới là liên bang mới có thẩm quyền về di trú.
Tại cơ quan gọi là Quỹ pháp lý bảo vệ di dân Mexico, chủ tịch Thomas Saen tuyên bố "Nếu mỗi tiểu bang có luật riêng, chúng ta sẽ không là 1 quốc gia mà là 50 nước khác nhau".
Trong khi đó, giáo sư Kevin Johnson, dạy khoa luật của trường UC Davis tại Sacramento, nghĩ rằng đơn kiện có cơ may thành công.
Giáo sư khoa luật của trường Harvard, ông Kris Kobach, đồng tác giả luật mới của Arizona, cho biết ông đã đoán trước sự tranh kiện, nên đã sọan thảo luật ấy bằng hành văn cẩn trọng, và giải thích : tiểu bang chỉ cấm những việc mà luật liên bang coi là trái phép.
Luật mới có hậu thuẫn của đa số dân Arizona, nhất là sau vụ nổ súng tại vùng đông nam, gây thiệt mạng 1 chủ trại, và hung thủ đuợc tin là dân vượt biên.
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#9
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Danh sách 10 thành phố có giá nhà xuống thấp và có số người thất nghiệp cao nhất Mỹ.
Sunday, 25 April 2010 16:08


Washington D.C.: Tính đến tháng 4 năm 2010, sau gần 4 năm có những suy thoái nặng nề của thị trường địa ốc Hoa Kỳ, thì số người Mỹ có nguy cơ bị ngân hàng xiết nhà lại gia tăng đến mức nguy hiểm.Theo bản thống kê của hiệp hội các ngân hàng cho mượn nợ nhà , the Mortgage Bankers Association, MBA, thì tỷ lệ nhà bị ngân hàng xiết đã lên đến mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay.
Theo ông Mike Larson của tổ chức đầu tư Weiss Research ở Hoa Thịnh Đốn thì có hai yếu tồ khiến số nhà bị ngân hàng xiết gia tăng là giá nhà sút giảm quá nhanh và số người bị mất việc gia tăng.




Theo CBS Marketwatch thì 10 thành phố sau đây ở Hoa Kỳ có giá nhà giảm sút và tỷ lệ thất nghiệp cao nhất:
1- Las Vegas: Số người có nợ nhà cao hơn trị giá căn nhà ở thành phố này ở mức 81 phần trăm, trong khi tỷ lệ thất nghiệp trong thành phố là 13 phần trăm.
2. Thành phố Merced, tiển bang California: thành phố Merced nằm ở phía Đông của thành phố San Franscisco có khoảng dưới 100 ngàn dân. Số chủ nhà trong thành phố có nợ nhà cao hơn giá nhà lên đến 64 phần trăm, trong khi mức thất nghiệp trong thành phố lên đến 19 phần trăm.
3.El Centro, California: Khoảng 57 phần trăm những người có nợ nhà cao hơn trị giá của căn nhà và mức thất nghiệp trong thành phố lên đến 30 phần trăm.
4. Port St Lucie, Florida: Sau khi giá nhà lên đến mức cao nhất vào năm 2006, nền kỹ nghệ địa ốc của thành phố suy thoái nặng nề. Hiện này có khoảng 55 phần trăm những người có nợ nhà cao hơn giá nhà và mức thất nghiệp trong thành phố lên đến 14 phần trăm.
5. Fort Nyers, Florida: Số người có nợ nhà cao hơn trị giá căn nhà cũng ở mức 55 phần trăm ở thành phố Fort Myers, trong khi tỷ lệ thất nghiệp hiện nay ở đây cũng ở mức 14 phần trăm.
6. Bend, Oregon: Trên 41 phần trăm những người có nợ nhà cao hơn trị giá của căn nhà mà họ đang ở, trong khi mức thất nghiệp tại thành phố Bend là 14 phần trăm.
7, Ocala, Florida: Thành phố Ocala nằm ở phía Bắc của thành phố Orlando đã có số người có nợ nhà cao hơn trị giá căn nhà là 36 phần trăm. Mức thất nghiệp trong thành phố ở mức 14 phần trăm.
8.Detroit, Michigan: Khoảng 16 phần trăm những người mua nhà, có số nợ nhà cao hơn trị giá căn nhà , trong khi mức thất nghiệp của thủ đô của nền kỹ nghệ sản xuất xe cộ lên đến 26 phần trăm.
9Rockford, Illinois: Thành phố Rockfort có khoảng 157 ngàn cự dân, nằm ở phía Bắc của tir63u bang Illinois có mức thất nghiệp hiện nay là 16 phần trăm và có khoảng 22 phần trăm những người có nợ nhà, cao hơn trị giá căn nhà của họ.
10 Toledo, Ohio: Trên 28 phần trăm những người có nợ nhà, cao hơn trị giá căn nhà và mức thất nghiệp ở thành phố Toledo này lên đến 12 phần trăm.


Tóm lại, nền kỹ nghệ địa ốc ở Hoa Kỳ vẫn còn âm u và người ta vẫn chưa biết rõ bao giờ nền kỹ nghệ địa ốc ở Mỹ sẽ tiến triển trở lại?
Last Updated ( Sunday, 25 April 2010 16:11 )
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#10
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Cali: Tẩy Chay Luật Di Trú Mới Arizona; Los Angeles: Hạn Chế Làm Ăn Với Arizona

LOS ANGELES - 3 bậc của bộ máy công quyền California đã nhanh chóng có phản ứng với luật di trú mới của tiểu bang Arizona, hô hào tẩy chay về kinh tế.
Các nhà phân tích cho biết : các biện pháp tẩy chay có thể là lớn, nhưng là khó trên thực tế.
Hôm Thứ Ba, 7 thành viên của HĐ thành phố Los Angeles ký đề nghị hạn chế làm ăn hay dự các hội nghị tại Arizona. Cùng ngày, tại San Francisco, thị trưởng Gavin Newsom ký quyết định đình chỉ tức khắc các chuyến đi Arizona của viên chức thành phố.
Tại Thượng Viện California, lãnh tụ Darrell Steinberg tuyên bố : cần xem xét việc tẩy chay. Ông gửi thư cho thống đốc Arnold Schwarzenegger để yêu cầu cho biết California làm ăn những việc gì với thương nghiệp và công sở Arizona. Thư của ông Steinberg ghi "Chúng ta có nghĩa vụ đạo lý để phát thông điệp nhắn gửi các nhà lập pháp Arizona rằng chúng ta không bỏ qua hành vi của họ".
Phe ủng hộ đề nghị tẩy chay tin rằng phản ứng chống lại có ý nghĩa đánh thức công dân Arizona, và cũng để các tiểu bang khác không ra luật tương tự.
1 giáo sư của hệ thống trường đại học UCLA, ông Raul Hinjosa-Ojeda, nói "Chính sách như Arizona nếu lan rộng sang các tiểu bang có thể đưa tới hậu quả gây tê liệt với nền kinh tế quốc gia." Ông nói "Phải chăng đó là cái giá phải trả". Ông nhấn mạnh : California và Arizona là anh em về kinh tế. Ông nhắc lại cuộc tẩy chay năm 1993 chống lại lập trường của Arizona về ngày sinh nhật của lãnh tụ dân quyền Martin Luther King đã làm bãi bỏ 130 hội nghị và trận tranh giải Super Bowl ở Arizona, trị giá chung ước luợng 350 triệu MK.
Tại Los Angeles, 1 viên chức của tổng công ty phát triển kinh tế (LAECD) cho hay California có 73 công ty tư doanh hoạt động ở Arizona, với các hợp đồng ký trong năm qua trị giá 10.3 triệu.
Ông Hinjosa-Ojeda nói : du lịch có thể bị ảnh hưởng dễ dàng hơn. Trong khi đó, kinh tế gia nói "Tẩy chay là có lợi cho California, vì California cạnh tranh tổ chức các hội nghị".
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#11
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Cựu TT Clinton: Mỹ Cần Nhiều Di Dân Nữa, Để Đảm Bảo Ổn Định Ngân Sách Liên Bang Dài Hạn

WASHINGTON - Ông Bill Clinton sôi nổi tham gia cuộc tranh luận về chính sách di trú.
Cựu TT nói : nước Mỹ cần thêm, không bớt di dân, để bảo đảm tương lai ổn định của ngân sách liên bang trong dài hạn.
Tại 1 buổi hội thảo về thiếu hụt ngân sách tổ chức trong ngày Thứ Năm, ông giải thích : 1 yếu tố quan trọng để tránh nợ lớn của chính phủ là duy trì 1 tỉ số tốt giữa thành phần đóng thuế và số người nhận trợ cấp thông qua các chương trình an sinh xã hội, có nghĩa là nhiều việc làm và nhiều người làm việc. Ông xác nhận "Tôi muốn nói là nhiều di dân hơn".
Ông Clinton cho biết ông hậu thuẫn các cải tổ về di trú theo hướng của TT Obama. Ông nói thêm "Chúng ta nhận di dân từ khắp thế giới, và họ làm việc tốt".
Khi nhìn vào các số liệu về chi thu trong ngân sách, ông tuyên bố "Tôi không thấy phương cách nào khác ngoài cách tăng dân số nhập cư".
Nhiều di dân bất hợp pháp phải trả thuế an ninh xã hội thông qua chi phiếu lương, nhưng vì dùng số an sinh xã hội giả, không bao giờ họ nhận đuợc phúc lợi.
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#12
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Cảnh Sát Mỹ Còng Tay, Đánh Phó Đại Sứ Tq Tới Nhập Viện Thứ Bảy, 5/1/2010, 12:00:00 AM

Cảnh sát Mỹ Còng Tay, Đánh Phó Đại Sứ TQ Tới Nhập Viện

BẮC KINH - Chính quyền Trung Quốc loan báo 1 nhà ngoại giao của họ bị cảnh sát Houston đánh đập, bị thương, và kêu gọi điều tra tường tận để bảo đảm các quyền của viên chức ngoại giao.
Phát ngôn viên của sứ quán Hoa Kỳ tại bắc Kinh, bà Susan Stevenson, tuyên bố "Bộ ngoại giao coi sự việc này là nghiêm trọng, và các khám phá sẽ đuợc chia sẻ với thẩm quyền bản xứ". Bà yêu cầu phóng viên hỏi tin thêm với cảnh sát Houston.
Cơ quan này chưa phúc đáp điện thoại của nhà báo.
Theo thông cáo của Bộ ngoại giao Trung Quốc, phó tổng lãnh sự tại Houston tên là Yu Boren bị sách nhiễu và bị đánh trên đường lái xe đến sở làm. Trên xe có 1 thân nhân của ông này.
Tin của CBS cho biết cảnh sát chận 1 chiếc xe không có bảng số hôm Thứ Bẩy tuần trước. Xe này không ngừng, cảnh sát theo cho đến 1 nhà để xe mà không biết là cơ sở của toà tổng lãnh sự Trung Quốc. Vẫn theo tin của CBS, cảnh sát còng tay người lái xe và gây thương tích.
 
Chỉnh sửa cuối:

ticon

Cựu Ban điều hành
#13
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Chiếu Khán Cho Công Dân Ở Việt Nam (Phần 2): Các Loại Chiếu Khán Phi Di Dân


Tuần này, chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề các chiếu khán (visa) Phi-di-dân. Trước hết, chúng ta nói đến chiếu khán L.
- Chiếu khán L liên quan đến việc Chuyển Ðổi Trong Nội Bộ Công Ty. Điều này có nghĩa là đương đơn xin chiếu khán L đang làm việc trong một công ty, ở Việt Nam chẳng hạn, ít nhất một năm và muốn chuyển một chi nhánh ở Hoa Kỳ của cùng một công ty. Chiếu khán L dành cho các chủ nhân, những người điều hành, các quản lý hay các nhân viên có kiến thức đặc biệt trong các hoạt động của công ty.
Sở di trú sẽ cho phép các chủ nhân, những người điều hành và các quản lý ở lại Hoa Kỳ trong 7 năm và họ dễ dàng xin Thẻ Xanh Thường trú nhân. Vợ hay chồng của người có chiếu khán L được đi theo và được quyền làm việc. Sở di trú phải chấp thuận đơn trước khi Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam cấp chiếu khán L.
- Chiếu khán E-2 dành cho Người Đầu Tư Theo Hiệp Ước: Chiếu khán đầu tư này không dành cho các công dân sống ở Việt Nam, nhưng lại có thể cấp cho các công dân Việt Nam sống ở các quốc gia khác, chẳng như người Việt hải ngoại đã trở thành công dân Gia Nã Đại, Úc, hay ở bất cứ quốc gia nào đã có thỏa thuận về những Người Đầu Tư Theo Hiệp Ước với Hoa Kỳ. Về chiếu khán E-2, các đương đơn phải đầu tư một "số tiền thực tế" trong một doanh nghiệp thương mại tại Hoa Kỳ. "Số tiền thực tế" có nghĩa là số tiền thường được dùng để mở hoặc mua một cơ sở kinh doanh cụ thể. Với một tiệm may, có thể số tiền cần là 50,000 Mỹ kim. Với một khách sạn, người ta có thể cần đến vài triệu mỹ kim.
Không có giới hạn về thời gian đối với diện chiếu khán E-2. Người hôn phối có thể đi theo và làm việc tại Hoa Kỳ. Đơn sẽ nộp trực tiếp tại Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở ngoại quốc, và không phải đi qua Sở di trú ở Hoa Kỳ.
- Chiếu khán R dành cho những người phục vụ tôn giáo đến Hoa Kỳ với danh nghĩa của người giảng đạo, các tu sĩ nam hay nữ để làm những công việc tôn giáo. Đương đơn phải là người thuộc một giáo hội ít nhất 2 năm, và giáo hội phải là các tổ chức bất vụ lợi, chẳng hạn như các nhà thờ, đền chùa. Đơn xin chiếu khán R phải được Sở di trú USCIS chấp thuận. Chiếu khán R có giá trị có thể đến 5 năm và có thể xin Thẻ Xanh Thường trú nhân sau 2 năm hành nghề tôn giáo. Hiện nay, Sở di trú rất khó khăn trong việc cấp Thẻ Xanh cho những người hành nghề tôn giáo, và thường yêu cầu đến thăm nơi hành đạo để xác nhận công việc làm.
- Chiếu khán H-2B cho người làm việc tạm thời: Đây là loại chiếu khán có thể được cấp cho người chăm sóc nhà cửa và trông giữ trẻ em. Nhưng chiếu khán chỉ được cấp nếu chủ nhân có thể chứng minh với Sở Lao Động và Sở Di Trú là các công nhân Mỹ không đủ điều kiện để làm công việc mà họ muốn thuê mướn. Chúng tôi chưa hề nghe chiếu khán H-2B được Tổng lãnh sự Hoa Kỳ cấp ở Việt Nam.
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Bạn của tôi ở Mỹ theo diện chiếu khán L và đang làm cho một công ty có một chi nhánh ở Sài Gòn. Anh ta khám phá là lương bổng của mình thấp hơn các quản lý khác trong công ty. Anh ta có thể than phiền với Sở di trú không?
- Đáp: Được. Anh ta có thể than phiền và Sở di trú có thể chất vấn công ty đó để tăng lương cho anh ấy. Nhưng, sau khi nộp đơn than phiền với Sở di trú, công ty này có thể đưa ra quyết định không cần thuê mướn công việc của anh ta nữa.
- Hỏi: Tôi biết một gia đình có chiếu khán Phi-di-dân và họ đã đưa người chăm sóc nhà cửa đi với họ sang Hoa Kỳ. Điều này có thể xảy ra không?
- Đáp: Chiếu khán du lịch B-1 có thể cho người giúp việc tháp tùng với chủ nhân có chiếu khán Phi-di-dân, nếu người giúp việc này chứng minh đã làm việc cho người chủ trên một năm. Chiếu khán B-1 còn dành cho cho những người giúp việc bản xứ tháp tùng với các công dân Mỹ trở về nước theo ấn định tạm thời của Hoa Kỳ, hoặc với các công dân Mỹ thường xuyên cư trú ở quốc gia khác.
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#14
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Los Angeles: 50,000 Người Biểu Tình Chống Luật Di Trú
Thứ Hai, 5/3/2010, 12:00:00 AM

Los Angeles: 50,000 Người Biểu Tình chống Luật Di trú

CHICAGO - Nổi giận với luật di trú khắt khe mới ban hành ở Arizona, phe chống tại các thành phố lớn khắp nước đã xuống đường phản đối, gồm 50,000 người tại Los Angeles, để yêu cầu TT Obama giải quyết tức khắc chính sách di trú.
Trong cuộc biểu tình quy tụ khoảng 6500 người tại New York, nhà tổ chức công đoàn John Delgado tuyên bố "Tôi cảm ơn thống đốc Arizona đã đánh thức người khổng lồ đang ngủ".
Từ Los Angeles đến Washington D.C., các nhà họat động, gia đình, sinh viên và cả chính khách cùng xuống đường bênh vực quyền lợi của di dân, gồm khoảng 12 triệu người cư trú bất hợp pháp. Trong số 35 người bị bắt trước Bạch Ốc, người ta nhận thấy có dân biểu Luis Gutierrez (DC-Illinois). Nhìn chung, các cuộc xuống đường diễn ra trong ôn hoà, trật tự.
Cuộc biểu tình ở Los Angeles có công hô hào của ca sĩ Gloria Estefan gốc Cuba. Bà lên tiếng bằng Anh ngữ và tiếng Tây Ban Nha. Bà nói "Hoa Kỳ là xứ sở của di dân". Đứng trên nóc 1 xe tải, bà nói "Chúng ta là người tốt - chúng ta đã đóng góp nhiều cho đất nước Hoa Kỳ. Đất nước này cũng cho chúng ta nhiều".
Luật mới tại Arizona cho phép cảnh sát xét hỏi giấy tờ kẻ nào bị nghi ngờ là cư trú bất hợp pháp, và bắt, giao cho thẩm quyền liên bang.
Sinh viên 22 tuổi gốc Mexico đã nhập tịch Donna Sanchez phát biểu "Tôi có giấy tờ, nhưng tôi muốn giúp những người không có giấy tờ".
TT Obama từng hưá sẽ xét tới việc cải tổ luật di trú trong 100 ngày đầu vào Bạch Ốc làm việc, nhưng đã dăm lần dời lại. TT và Lập Pháp có thể sắp giải quyết 1 số vấn đề liên quan, như tăng nhân lực và phương tiện cho công tác an ninh biên giới, trong các luật về chi tiêu trong năm nay.
Tại Chicago, ban tổ chức ước lượng số người hưởng ứng là 20,000 tập trung tại công viên West Side và tổ chức tuần hành. Con số ước luợng của cảnh sát là 8,000 người.
Phóng viên nhận xét : không khí của cuộc biểu tình giống với liên hoan gia đình - người bán hàng rong qua lại trong lúc loa phóng thanh phát khẩu hiệu bằng tiếng Tây Ban Nha có nghĩa "Yes, we can".
1 nhóm sinh viên không giấy tờ hợp lệ cũng lên sân khấu. Chàng sinh viên 19 tuổi Juan Baca cho biết anh đuợc cha mẹ vuợt biên đưa sang Hoa Kỳ lúc 4 tháng tuổi, đã dăm lần phải ngưng học bậc cao đẳng để đi làm vì không thể xin trợ cấp financial aid.
Ở Dallas, khoảng 20,000 người dự biểu tình. 1 số người biểu tình giuơng hình vẽ thống đốc Arizona như là Nazi và ban tổ chức đã yêu cầu bỏ đi. Tại trung tâm Miami, trên 500 người xuống đường phất cờ Cuba và cờ Honduras, nhưng đa số là dân da trắng, cùng đòi hỏi cải tổ luật di trú. Tại Houston, 7000 người biểu tình, và tại Atlanta khoảng 5000 người.
 
Chỉnh sửa cuối:

ticon

Cựu Ban điều hành
#15
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Phỏng vấn Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nhân ngày 30/4 ( Sơ lược )



Ông Lê Công Ẩn - 1 người Mỷ gốc Việt đầu tiên - sẽ là Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Sài Gòn

VOA: Thưa ông, đã 15 năm từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ bang giao, và đúng 35 năm từ ngày Saigon thất thủ, xin ông Đại sứ đánh giá hiện trạng mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, so với cách đây 15 năm?

Đại sứ Michalak: Mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã cải tiến vượt bực. Nếu nhìn lại 15 năm trước, chỉ có chưa tới 200 sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ, ngày nay chúng ta có gần 13,000 sinh viên Việt Nam. Năm 1995, kim ngạch mậu dịch hai chiều chỉ trên dưới 415 triệu đôla, ngày nay con số ấy sấp xỉ 16 tỉ đôla. Thế cho nên, theo tôi về mặt giáo dục, thương mại và nhiều chỉ dấu khác, tôi cho rằng quan hệ giữa hai nước đã cải thiện vượt bực. Quan hệ hai nước thoạt đầu khởi sự với các cuộc thảo luận về các vấn đề tù nhân chiến tranh (POWs), và binh sĩ Mỹ mất tích tại Việt Nam (MIAs), sứ mạng ấy vẫn tiếp tục cho tới ngày nay, và chúng tôi vẫn được sự hợp tác tốt đẹp từ phía Việt Nam. Tuy nhiên mối quan hệ giờ đây đã tiến lên từ các vấn đề POWs và MIAs, để bước sang các vấn đề kinh tế với việc ký kết hiệp định thương mại song phương năm 2001. Giờ đây Việt Nam muốn hòa nhập vào hệ thống toàn cầu, bằng cách trở thành thành viên WTO, chủ trì hội nghị APEC, đóng vai thành viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ, rồi bây giờ là Chủ tịch ASEAN. Hơn thế nữa hồi năm 2008, khi ông Nguyễn Tấn Dũng đến Hoa Kỳ, tôi tin rằng hai nước đã đưa quan hệ song phương lên một tầm cao mới.

Chúng tôi đã khởi sự thảo luận về các vấn đề chính trị và an ninh, tính tới nay hai bên đã mở hai vòng thảo luận rất thành công về các vấn đề này. Chúng tôi đang thảo luận vấn đề biến đổi khí hậu, ngoài quan hệ rất năng động về giáo dục. Thế cho nên tôi nghĩ rằng từ một khởi đầu rất khiêm tốn, mối quan hệ đã nở rộ thành một quan hệ nhiều mặt, cho phép chúng tôi thảo luận về bất cứ vấn đề nào, kể cả nhân quyền, với chính phủ Việt Nam.

VOA: Thưa ông, được biết lĩnh vực giáo dục là một điểm sáng trong quan hệ hai nước, nhất là dưới sự lãnh đạo của ông đại sứ. Thế nhưng, ngoài giáo dục, thưa ông có những lĩnh vực nào khác cần cải thiện hơn nữa, chẳng hạn, hợp tác quân sự và an ninh? Ông muốn thấy điều gì xảy ra khi nói tới các quan hệ này?

Đại sứ Michalak: Trong bất cứ mối quan hệ nào, cũng có những lĩnh vực cần được cải thiện. Chúng tôi có quan hệ hợp tác khá tốt đẹp giữa hai lực lượng quân đội, chúng tôi đang đề cập tới vấn đề hợp tác để tìm, cứu trợ, và giúp các nạn nhân khi thảm họa xảy ra, hợp tác trong lĩnh vực y tế quân đội...Tôi muốn thấy Việt Nam tích cực hơn một chút trong các chiến dịch gìn giữ hòa bình. Tôi tin rằng Việt Nam đã sẵn sàng đóng một vai trò tích cực hơn là chỉ làm quan sát viên trong các cuộc thảo luận về vấn đề gìn giữ hòa bình. Tôi nghĩ Việt Nam có thể đóng một vai trò tương tự như Nhật Bản.

Tôi muốn thấy Việt Nam tiếp tục phát triển lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự. Hà nội đang hợp tác với chúng tôi về rất nhiều khía cạnh về hạt nhân dân sự, và chúng tôi muốn thấy chiều hướng này tiếp tục. Mới đây Việt Nam đã được Tổng Thống Obama mời tham dự hội nghị an ninh hạt nhân, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho hội nghị. Tôi tin rằng hai bên đã đạt được đồng thuận hơn về vấn đề giám sát các chuyến hàng chở vật liệu hạt nhân, tôi nghĩ là có nhiều cơ hội để tiếp tục chuyển từ sử dụng uranium tinh chế sang uranium ít tinh chế tại lò phản ứng hạt nhân ở Đà Lạt. Tôi tin là có nhiều khả năng hai nước sẽ đạt được một thỏa thuận cho phép các công ty Mỹ chuyển giao kỹ thuật và kiến thức, và cùng làm việc để xây dựng một khả năng hạt nhân dân sự tốt đẹp cho Việt Nam, Tôi tin là có nhiều cơ hội hợp tác về biến đổi khí hậu, và nhiều cách khác.”

VOA: Thưa ông, có tin cho rằng ông Lê Công Ẩn sẽ được bổ nhiệm làm Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố HCM, ông có thể xác nhận tin ấy cho thính giả của Đài VOA không?

Đại sứ Michalak: Vâng, tôi xác nhận tin ấy, ông ấy đã được bổ nhiệm làm Tổng lãnh sự. Tôi không nhớ chính xác ngày, nhưng có lẽ ông ấy sẽ nhận nhiệm sở vào mùa hè này.

VOA: Thưa ông, đến tháng 8 này là hết nhiệm kỳ Đại sứ của ông, thưa ông xin ông cho thính giả của đài chúng tôi biết liệu ông có lưu lại Việt Nam trong thêm một nhiệm kỳ nữa không?

Đại sứ Michalak: “Có lẽ cô nên hỏi Tổng Thống Obama điều đó!”

VOA: Thế thì thưa ông, nếu được Tổng Thống Obama yêu cầu, ông có nhận làm Đại sứ tại Việt Nam thêm một nhiệm kỳ nữa không?

Đại sứ Michalak: “Lẽ dĩ nhiên rồi! Tôi lấy làm rất hân hạnh, nếu có chỉ thị của Tổng Thống Obama.”

VOA: Cuối cùng, ông có điều gì muốn nói với thính giả và độc giả của đài VOA hay không?

Đại sứ Michalak: “Xin chào Việt Nam. Tôi có thể nói với quý vị rằng chính phủ Hoa Kỳ thực sự chú ý tới Việt Nam, và muốn phát triển, củng cố và đào sâu hơn quan hệ với Việt Nam. Tôi có thể nói với các bạn rằng trong tư cách là người đại diện của Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi sẽ gắng hết sức mình để thực hiện mục tiêu đó.”
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#16
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Thời sự nước Úc: Chính sách tỵ nạn của Úc bị đảo lộn!

Tuần qua, đông đảo người Úc đã sững sờ bàng hoàng khi chính phủ liên bang thông báo tạm đình hoãn tất cả mọi thủ tục xét đơn xin tỵ nạn của thuyền nhân trong thời gian 3 tháng đối với người thiểu số Tamil từ Tích Lan, và 6 tháng đối với người A Phú Hãn. Quyết định này cũng đồng nghĩa với việc giam giữ vô hạn định những người tầm tỵ từ Tích Lan và A Phú Hãn và vì thế đã tạo nên nhiều nỗi bất bình trong quần chúng vì rõ ràng đây là một sự lật ngược những lời cam kết trong thời vận động bầu cử năm 2007 là sẽ đối xử nhân đạo hơn với người tầm tỵ và xét xử đơn tỵ nạn thật nhanh chóng. Hầu hết tất cả mọi giới, từ phe đối lập liên bang đến những nhà bình luận chính trị đều cho rằng đây là một hành động thuần túy mang tính thủ lợi chính trị vì trong vài tháng vừa qua, vấn đề người tầm tỵ đến Úc đã gây khó khăn cho chính phủ Rudd khi các tay xướng ngôn viên truyền thanh cực hữu, thích tạo chấn động (shock jock) cùng phe đối lập liên bang liên tục tấn công sự “yếu ớt” của chính phủ liên bang trong vấn đề “bảo vệ biên cương”, khiến cho ghe người tầm tỵ “xâm lăng tràn ngập khắp nơi”. Đặc biệt, từ khi lãnh tụ đối lập Tony Abbott moi lại chiêu bài cũ của John Howard thời Tampa qua lời tuyên bố: “Dưới sự lãnh đạo của ông Rudd, người Úc chúng ta không được quyền quyết định ai đến đất nước của chúng ta và đến bằng hoàn cảnh nào” (“The problem is that, under Mr Rudd, we do not decide who comes to our country and the circumstances under which they come”) thì hầu như tất cả các tay quân sư chiến lược gia của Lao động đều rùng mình, lạnh xương sống. Họ cho rằng, vấn đề kiểm soát biên giới và người tầm tỵ, nếu không chặt chẽ, sẽ mang đến nhiều nguy cơ thất bại cho cuộc tổng tuyển cử năm nay, nhất là tại những vùng bấp bênh quan trọng ở vùng Tây Nam Sydney và ở Tây Úc. Đứng trước quyết định cứng rắn của chính phủ Kevin Rudd, phe đối lập liên bang nhanh chóng chộp ngay cơ hội này để lên án chính phủ Rudd là “giả vờ cứng rắn” trong việc đối phó với người tầm tỵ. Trong khi ấy thì hầu hết mọi giới khác đều lên tiếng chỉ trích sự thiếu nhân đạo và tính kỳ thị chủng tộc của quyết định này.
TNS Sarah Hanson Young của đảng Xanh lên tiếng yêu cầu chính phủ Rudd chứng minh rằng chính sách mới này của họ không vi phạm luật Chống Kỳ Thị Chủng Tộc (Racial Discrimination Act) của Úc. Bà nói: “Không thể quyết định tư cách tỵ nạn của một ai đó dựa trên căn bản họ đến từ nơi nào mà phải dựa trên căn bản đơn xin tỵ nạn của họ. Nếu chúng ta đình hoãn tất cả thủ tục xét đơn và giam giữ người ta vô hạn định thì chúng ta không thể nào chắc chắn được rằng người ta là người tỵ nạn hay chúng ta đang giữ những người lẽ ra phải bị trục xuất. Hoàn toàn không đúng khi chính phủ, chỉ vì muốn thủ lợi chính trị, giam giữ người ta vô hạn định chỉ vì chính phủ quyết định rằng có lẽ Tích Lan và A Phú Hãn là những nơi có an toàn. Rõ ràng là chuyện này không đúng”.
Chính phủ liên bang biện minh cho quyết định của họ dựa vào việc gần đây Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ đã tái duyệt xem có an toàn cho người tầm tỵ trở về A Phú Hãn và Tích Lan hay không và việc đại diện của Cao Ủy ở Vùng này, ông Richard Towle cho biết ông nghĩ rằng sẽ có sự “điều chỉnh”.
Tuy nhiên Ủy Ban Nhân Quyền cũng lên tiếng chỉ trích hành động của chính phủ Úc hiện nay là một sự vi phạm bổn phận quốc tế của Úc. Các luật sư bảo vệ người tỵ nạn cũng tuyên bố sẽ đâm đơn kiện chính phủ liên bang vì đã vi phạm luật hành chánh (administrative law) qua việc kỳ thị một chủng tộc, một sắc dân.
Mới đây, trên nhật báo The Age hôm 12/4, bà Suvendrini Perera giáo sư môn cultural studies tại đại học Curtin, đã có bài tựa đề “Labor Loses Its Will Again- Đảng Lao Động Lại Đánh Mất Ý Chí Một Lần Nữa”, trong đó bà nhận định như sau.
Sự thay đổi thật đột ngột về chính sách đối phó với người tầm tỵ đã mang chúng ta quay về với những năm tháng u ám đầy muộn phiền của thời Howard. Vào tháng 8/2001, phe đối lập Lao động liên bang, dưới sự lãnh đạo của Kim Beazley đang tràn trề hy vọng sẽ giật lại được chính quyền trong kỳ tổng tuyển cử cận kề nên từ chối không yểm trợ dự luật bảo vệ biên cương đầu tiên mà chính phủ Howard đề ra.Chưa đầy một tháng sau, vị trí của phe Lao động đổi hướng thật hãi hùng và dự luật này được thông qua thành luật. Trong những tuần lễ ngắn ngủi trước khi có sự thay đổi đột ngột này thì vụ khủng bố tấn công ngày 11/9/2001 đã thay đổi hẳn địa hình của chính trường Úc và như hai ký giả David Marr và Marion Wilkinson nhận xét, thì “Lao Động không còn ý chí chiến đấu nữa” (“the fight had gone out of Labor”).
Đấy là một sự mất ý chí vốn đã khiến đảng này phải trả một giá thật đắt, không phải qua sự thất cử- bởi vì họ có lẽ đã thất cử từ khi chính phủ Howard chộp lấy vụ tàu Tampa đến Úc để xách động sự sợ hãi và tính bài ngoại của quần chúng Úc. Cái giá mà đảng Lao động phải trả là họ đã đánh mất sự khả tín về đạo đức luân lý (moral credibility) của họ.
Và lần này, hoàn toàn không có sự kiện khủng khiếp như vụ Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới (World Trade Centre) bị tấn công, phủ trùm cái bóng đen của nó lên cuộc tổng tuyển cử. Ấy vậy mà chính phủ Lao động, dưới sự lèo lái của ông Rudd lại cho thấy họ có ít ý chí phấn đấu hơn trước nữa. Điều này được thể hiện rõ rệt qua thông cáo của họ hôm Thứ Sáu tuần qua rằng thủ tục xét đơn của người tầm tỵ gốc Tamil và Hazara (người thiểu số ở A Phú Hãn) đến Úc bằng ghe sẽ bị đình hoãn và chế độ cưỡng bách giam cầm tất cả mọi người tầm tỵ sẽ được áp dụng.
Sự tấn công mang tính tiên hạ thủ vi cường đối với người tầm tỵ này dường như được sử dụng để thể hiện tính chất “Abbott hơn cả ông Abbott”, nhưng thật ra là một sự ngấm ngầm thừa nhận rằng chương trình nghị sự trên chính trường hiện nay được phe đối lập đề ra hơn là do chính phủ. Và điều này có nghĩa, một lần nữa, cuộc tổng tuyển cử tới đây sẽ được tranh đấu trên địa bàn mà phe đối lập lựa chọn.
Với lối nói chuyện ngày càng mang tính đổ dầu vào lửa của phe đối lập (thí dụ điển hình là chuyện ông Abbott ngay vào ngày Thứ Hai Phục Sinh đã ví von người tầm tỵ với bọn đổi tiền ô trược mà Đức Giê-Su tống cổ ra khỏi đền thờ Thượng Đế) thì cái trò chính trị của cả hai phe trên chính trường hiện nay là miêu tả những người tầm tỵ như một bọn thời cơ chủ nghĩa và lăng mạ động cơ tỵ nạn của họ cũng như sự khả tín của họ.
Chính phủ tuyên bố rằng thủ tục xét đơn của những người Hazara và Tamil đến Úc bằng ghe sẽ bị đình hoãn ngay lập tức bởi vì xã hội nơi họ đã bỏ trốn đang “tiến hóa”. Tiến hóa thành cái gì chứ? Trung Tâm Quan Sát Bạo Động Trong Bầu Cử đã báo cáo rằng trong những cuộc bầu cử quốc hội vừa được tổ chức ở Tích Lan hôm 8/4 vừa qua, số cử tri đi bầu ở thủ đô Jaffna của vùng thuộc dân Tamil chỉ có 10%, trong khi trên toàn quốc của Tích Lan thì cuộc bầu cử này thu hút “có lẽ những con số cử tri đi bầu thấp nhất trong lịch sử cận đại” bởi vì sự bào mòn của “niềm tin và sự tín nhiệm của công chúng” (public trust and confidence). Trung Tâm này đã ghi nhận có 85 sự kiện nghiêm trọng xảy ra trong thời gian bầu cử, kể cả việc cố sát và đe dọa cử tri.
Trên tuần báo Sunday Times của Tích Lan, một luật gia được trọng vọng là bà Kishali Pinto Jaywewardene viết về việc phải đối diện với một cuộc bầu cử “được chủa tọa bởi một vị Chủ Tịch Ủy Ban Bầu Cử vốn đã đánh mất hết tất cả mọi sự khả tín của ông ta trong vai trò một người độc lập lèo lái tiến trình bầu cử”. Bà Jaywewardene viết thêm: “Rất dễ bị cám dỗ để chìm vào cái ảo tưởng rằng đất nước này hiện đang được hòa bình vì không còn bom nổ trên đường phố nữa... và tỷ lệ du khách đến đây đã gia tăng gấp đôi. Nhưng, thực tế thì điều đó chỉ là những cái mốc phiến diện báo trước sự bùng nổ của bạo động trong tương lai”.
Sự thẩm định của bà cũng được những người khác đồng ý. Một toán thâu hình của đài BBC theo bước những người tỵ nạn Tamil hồi hương quan sát được một sự khác biệt thật rõ rệt giữa sự trợ giúp thật tệ hại mà các cơ quan chính phủ dành cho họ so với sự trợ giúp mà quân đội, chính phủ và giới thẩm quyền Phật giáo dành cho những người thuộc sắc tộc Sinhala định cư trong cùng khu vực. Vì thế, không ai nên lấy làm ngạc nhiên khi những người thuộc sắc tộc Tamil vốn đã sống sót sau những vụ bạo loạn và sự mất mát từ tản cư lại phải tiếp tục sợ hãi về chuyện bị trù dập đày đọa.
Chính phủ Rudd dựa vào những nguồn tin nào, ngoài chính phủ Tích Lan, để đi đến quyết định thẩy những người tầm tỵ gốc Tamil trong vào một thứ luyện ngục lây lất chứ? Rõ ràng là quyền lợi của hai chính phủ đã sát nhập vào với nhau. Hồi tháng Ba vừa qua thì tòa Thượng Thẩm đã đưa ra phán quyết về vụ ba người đàn ông cư dân Melbourne bị cáo buộc với tội yểm trợ nhóm ly khai đòi tự trị "Liberation Tigers of Tamil Eelam". Họ bị cảnh sát liên bang AFP tóm bắt và truy tố với các tội danh về khủng bố, để rồi xóa bỏ sau đó không bao lâu cùng với tất cả những tội danh liên quan đến khủng bố. Bà fiona Todd, luật sư của họ, trong lúc đưa ra nhận xét về sự vận động của các nhà ngoại giao Tích Lan vốn dẫn đến việc truy tố, đã nhấn mạnh rằng “Dân chúng Úc đã phải chi ra ít nhất $10 triệu Úc Kim để được quyền thi hành công việc nhơ bẩn của chính phủ Tích Lan bên ngoài biên giới của quốc gia này”.
Giáo sư Patrick McGorry, Công Dân Úc Của Năm, và nhiều người khác nữa, đã xác định thật rõ rệt những tổn thương tâm lý thật sâu đậm vốn đã bị in hằn lên những người tầm tỵ bị giam giữ với chiếu khán Temporary Protection Visa- TPV trong thời Howard. Sự thay đổi chính sách bất chợt của chính phủ Lao động đã mang chúng ta quay trở về với những năm tháng u ám đầy muộn phiền ấy cũng như quay trở về với loại chiếu khán TPV, cho dù có được gán bằng bất cứ danh xưng gì khác.
Thật là khó hiểu bởi vì hành động nói trên của chính phủ liên bang có vẻ như đã gạt qua một bên những nỗ lực trước đó của chính phủ Rudd trong việc tháo gỡ quả bom nổ chậm của cuộc tranh cãi về người tầm tỵ là việc bổ nhiệm tổng trưởng dân số. Mặc dù các vấn đề dân số, di chú và chủng tộc lúc nào cũng xoắn liền vào nhau từ thời liên bang được thành lập nhưng việc đặt trọng tâm vào dân số hơn là người tầm tỵ có vẻ như đưa ra một vài cơ hội để đẩy cuộc tranh luận này về một địa bàn ít gây khích động hơn, đến một phương pháp chuyên nghiệp hơn và chuyên chú vào những vấn đề quản lý, hạ tầng cơ sở và cung cấp dịch vụ. Tổng trưởng di trú của chính phủ Lao động trong quá khứ đã sử dụng cách dùng từ như thế và lúc nào cũng cẩn thận để phân biệt rõ ràng giữa chuyện “cứng rắn về việc bảo vệ biên giới” và thổi còi siêu âm khích động bài ngoại.
Thế nhưng, với bước ngoặt mới đây của chính phủ Lao động liên bang, bất kỳ hy vọng nào về một phương cách xử sự cân bằng hơn, hiểu biết hơn đều đã bị vất xuống biển.
HOÀNG Đ.THƯ
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#17
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Di Trú: Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Hóc Búa


Một câu hỏi hóc búa thường làm cho người ta bối rối và nhầm lẫn, giống như những câu hỏi phỏng vấn tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam. Để chấp thuận một đơn xin chiếu khán (visa) của diện hôn phu-thê hoặc diện vợ-chồng, các nhân viên lãnh sự phải biết chắc một cách hợp lý rằng mối liên hệ của họ phải chân thật. Nhiều người cảm thấy rằng những hồ sơ bị từ chối không hợp lý chút nào, nhưng nói cho cùng, chính các nhân viên lãnh sự mới có quyền quyết định thế nào mới là... hợp lý!
Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ bàn về những lý do chung mà các hồ sơ diện hôn phu-thê và diện vợ-chồng thường bị từ chối bởi Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn.
Một lý do thường xuyên bị từ chối là: "những hình ảnh cho thấy người bảo lãnh và người được bảo lãnh ở chung với nhau chỉ có vài ngày". Kết luận này đưa đến hai câu hỏi: (1) Cần bao nhiêu hình để chứng minh mối liên hệ? và (2) Có phải hình ảnh là cách sử dụng để chứng minh mối liên hệ không? Dĩ nhiên, nếu có những hình ảnh được chụp ở nhiều nơi như Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang, Sài Gòn, v.v..., thì hai người có thể được xem là ở chung với nhau nhiều hơn "vài ngày". Nhưng sự từ chối mới đây của Lãnh sự cho thấy dù có một trăm tấm hình cũng chưa thể chấp nhận là bằng chứng về mối liên hệ trong sáng. Lãnh sự viết rằng: "Hình ảnh đã nộp chỉ chuyện nhỏ vì chúng chỉ cho thấy người bảo lãnh và người được bảo lãnh chỉ ở với nhau vào thời điểm chụp hình mà thôi. Thời gian mà tấm hình được chụp không thể phối kiểm. Một số hình có chú thích ghi ngày chụp, nhưng ngày trên hình rất dễ dàng được ngụy tạo". Nó cách khác, bất kể bao nhiêu hình được nộp, nhân viên lãnh sự vẫn đặt nghi vấn về sự liên hệ của hai người.
Một lý do từ chối khác vẫn thường xảy ra là người được bảo lãnh ở Việt Nam không thể nói về thành phố mà người bảo lãnh cư ngụ. Thí dụ: "Người được bảo lãnh không biết những yếu tố căn bản về thành phố Boston mà người bảo lãnh đang cư ngụ". Hầu hết hai người trong cuộc không dùng nhiều thời gian nói chuyện về thành phố mà người bảo lãnh cư ngụ. Thay vào đó, họ thảo luận về đời sống của họ, gia đình của họ và tương lai của họ. Và có hợp lý không khi bạn kỳ vọng người nào đó có thể tả về thành phố của bạn ở mà họ chưa bao giờ sống ở Hoa Kỳ? Ngay cả tên những nơi chốn ở Mỹ cũng đã khó để phát âm hay để nhớ. Có một người Mỹ nào chưa từng ở Việt Nam có thể mô tả thành phố Việt Nam chỉ dựa trên những gì mà ai đó kể cho anh ta nghe về thành phố đó không? Có lẽ là không.
Sau cùng, Lãnh sự kỳ vọng đương đơn ở Việt Nam biết về những sở thích và giải trí của người bảo lãnh. Một trong những lý do từ chối vì người vợ nói rằng chị biết chồng của chị thích đi câu cá, nhưng chị không biết nơi nào chồng chị thích đi câu hoặc đi với ai. Chúng ta tự hỏi làm sao loại hiểu biết này lại có thể là một bằng chứng về mối liên hệ của hai người? Người vợ có nên biết thêm tên của loại cá và tên của cha mẹ, anh chị em của loại cá này không?
Dĩ nhiên có một số hồ sơ không được xem là "trong sáng", nhưng chúng ta hy vọng rằng Lãnh sự sẽ có thể nhận dạng những hồ sơ này mà không cần phải trừng phạt những hồ sơ chân thật bằng cách hỏi những câu... không thể trả lời.
Hỏi Đáp Di Trú:
- Hỏi: Làm sao có thể thành công trong việc dùng hình ảnh để chứng minh về mối liên hệ?
- Đáp: Để có thể thuyết phục nhân viên lãnh sự rằng những hình ảnh cho thấy thời gian ở với nhau nhiều hơn "vài ngày", có thể qúy vị cần cung cấp thêm bản sao đăng ký tạm trú, biên nhận thuê khách sạn và những bằng chứng khác cho thấy hai người sống với nhau nhiều hơn "vài ngày".
- Hỏi: Làm sao một phụ nữ ở Việt Nam có thể mổ tả thành phố cư ngụ của người bảo lãnh nếu chị chưa từng ở đó?
- Đáp: Chỉ có một cách duy nhất mà chị ấy có thể làm: Người bảo lãnh phải nói với chị càng nhiều càng tốt về thành phố mà anh ta sinh sống, và phải dạy chị ấy cách phát âm tên của thành phố này.
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#18
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Di Trú Qua Việc Đầu Tư


Mỗi năm, 10.000 chiếu khán (visa) sẵn sàng để cấp cho những nhà đầu tư có đủ điều kiện muốn trở thành Thường trú nhân tại Hoa Kỳ, nếu họ muốn thiết lập một cơ sở kinh doanh mới. Vốn đầu tư tối thiểu là Một Triệu Mỹ Kim.
Ngoài số chiếu khán đầu tư EB-5 có sẵn mỗi năm, còn có khoảng 3.500 chiếu khán tương tự dành cho những người muốn lập cơ sở thương mại ở những vùng mà sở di trú USCIS gọi là "trung tâm vùng". Thành lập một cơ sở thương mại mới ở một "trung tâm vùng" chỉ cần đầu tư Năm Trăm Ngàn Mỹ Kim. Một "trung tâm vùng" là một vùng có tình trạng kinh tế suy yếu. Ghi chú: những vùng này có thể cách xa một thành phố lớn.
Nói chung, những người hợp lệ để xin chiếu khán EB-5 là những nhà đầu tư:
* đang muốn thiết lập một cơ sở thương mại đầu tiên, hoặc
* đang muốn mua một sở sở thương mại đang có và sau đó muốn cải tổ cơ sở kinh doanh này để trở thành một công ty thương mại mới, hoặc
* đang muốn khuếch trương một cơ sở thương mại hiện có bằng 140% số công việc đã được đầu tư trước đó, hay trị giá thực của nó, hoặc
* đang duy trì tất cả công việc của một thương vụ gặp khó khăn, làm thua lỗ 20% trị giá thực của thượng vụ này từ 12 đến 24 tháng qua.
Các đương đơn diện EB-5 phải đầu tư ít nhất 1triệu mỹ kim, hoặc ít nhất nửa triệu mỹ kim ở những "vùng đang yếu kém về việc làm".
Doanh vụ mới phải mang lại phúc lợi cho nền kinh tế Hoa Kỳ và tạo công việc làm toàn thời gian cho ít nhất 10 nhân viên đủ điều kiện, Hoặc nếu việc đầu tư được thiết lập ở những nơi "làm ăn bết bát", người đầu tư phải duy trì số nhân viên hiện hữu ít nhất là 2 năm.
Để có chiếu khán đầu tư EB-5, qúy vị phải nộp Đơn I-526 với những chứng từ phụ thuộc để chứng minh thật rõ việc đầu tư hội đủ tất cả các yêu cầu như sau:
- đang muốn thành lập một doanh vụ mới,
- đầu tư với số vốn được yêu cầu,
- đầu tư với các nguồn tiền hợp pháp,
- thành lập số công việc theo yêu cầu,
- cho thấy người đầu tư muốn tham gia việc kinh doanh một cách tích cực.
Hỏi Đáp Di Trú:
- Hỏi: Người đầu tư diện EB-5 làm sao có thể xin được Thẻ Xanh Có Điều Kiện?
- Đáp: Để có Thẻ Xanh Có Điều Kiện, sau khi họ thiết lập cơ sở kinh doanh, và sau khi Đơn I-526 được chấp thuận, người đầu tư có thể trở thành Thường trú nhân có điều kiện bằng cách nộp Đơn I-485, đây là Đơn Xin Đăng Ký Thường Trú Nhân hay xin Chuyển Diện. Để có Thẻ Xanh Thường Trú chính thức, người đầu tư phải nộp Đơn I-829 trong vòng 90 ngày trước khi Thẻ Xanh Thường Trú Nhân Có Điều Kiện hết hạn.
- Hỏi: Các loại đầu tư nào hội đủ yêu cầu tài chánh mà người đầu tư diện EB-5 cần có?
- Đáp: Sự đầu tư có thể bao gồm tiền mặt, dụng cụ, hàng tồn kho, các tài sản khả tín và những vật thể tương đương tiền mặt. Vốn đầu tư từ các phương tiện bất hợp pháp không bao giờ được chấp nhận.
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#19
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Tổng Lãnh Sự Mỹ ở SG Sẽ Là: Lê Thành Ân

Tân Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn là ai? Đó là một người Mỹ gốc Việt, có tên là Lê Thành Ân.
Sau đây là bản tin lưu hành trên nhiều trang diễn đàn tiếng Việt vào hôm Thứ Tư 12-5-2010, nguyên gốc không có dấu và được nhà hoạt động BMH ghi lại với dấu Việt ngữ.
Ông tân Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Saigon...
Mùa hè năm nay, khoảng tháng 9, một người VN đầu tiên sẽ thay thế Ông Kenneth Faifax về Saigon làm Tổng Lảnh Sự Hoa Kỳ.
Đó là Ông LÊ THÀNH ÂN…
Đài VOA đã nhanh chóng làm cuộc phỏng vấn Ông nhưng lại để nhầm tên là LÊ CÔNG ẨN, sau đó đã đính chánh.
Lý do tại sao Khanh biết?
Vì Ân là em bà con cô cậu với Khanh. Mẹ Ân là em ruột kế ba Khanh. Ân sinh năm 1954, gia đình trước 75 sống tại Saigon.
Anh, chị, em đều học trường Pháp. Năm 1962 một nhà ngoại giao trong tòa Đại Sứ USA ghé thăm gia đình, có ý muốn nhận 1 người làm con nuôi đem về Mỹ. Anh của Ân là Thọ, khoảng 9, 10 tuổi được chọn nhưng hổng dám đi.
Cuối cùng Ân lúc đó 8 tuổi xung phong theo cha mẹ nuôi về Mỹ năm 1962.
Ba nuôi Ân là một nhà ngoại giao lảo thành. Ông vẫn để tên VN cuả Ân là LÊ THÀNH ÂN, nhắc nhở Ân phải học tiếng VN, phải thường xuyên viết thư cho cha mẹ ruột. Sau khi tốt nghiệp Đại học, ông hướng dẩn Ân vào Bộ Ngoại Giao làm việc đến nay.
Ân là một tài năng đặc biệt trong ngành ngoại giao của Hoa Kỳ.
Anh từng làm Tổng Lãnh Sự tại Nhật, Singapore, đang cuối nhiệm kỳ Tổng Lãnh Sự tại Pháp.
Tháng 6 này về Maryland nghỉ 2 tháng trước khi đến Saigon nhận nhiệm sở mới.
Nhiệm kỳ cuả Ân hình như là 3 năm. Vợ Ân cũng là người VN 100%, hai người lập gia đình sau 1975 tại vùng Maryland, Virginia.
Mùa hè này Ân sẽ chính thức là chủ căn nhà số 4 đại lộ Lê Duẩn, Q.1, Saigon , Nam Việt Nam.
Căn nhà mà cựu Đại Sứ Graham Martin đã di tản khỏi VN 35 năm về trước.
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#20
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú


Đại Tá Mỹ Gốc Việt Điều Tra Vụ Loang Dầu
Hung Nguyen, người giữ chức vụ Coast Guard Capt. (Đại Tá Phòng Vệ Duyên Hải), tham dự cuộc điều trần vụ dầu tràn ngoài khơi Louisiana, và đang lắng nghe lời khai của Alwin Landry, hạm trưởng tàu tiếp liệu Damon B. Bankston. Đây là cuộc điều trần chung bởi Lực Lượng Phòng Vệ Duyên Hải và Sở Quản Lý Khoáng Sản của Bộ Nội Vụ hôm 11-5-2010 tại Kenner, Louisiana. Điều trần này điều tra về vụ nổ dàn khoan mỏ Deepwater Horizon của hãng BP hôm 20-4 và đang tràn dầu liên tục trong vùng Vịnh Mexico. Chức vụ Coast Guard Capt. là chức vụ kế tiếp chức Phó Đề Đốc Lực Lượng Phòng Vệ Duyên Hải (http://en.wikipedia.org/wiki/United_States_Coast_Guard) nên có thể dịch tương đương là Đại Tá. (Photo: AFP/Getty Images)