Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

ticon

Cựu Ban điều hành
#21
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

10 Tiểu Bang Theo Arizona Sắp Ra Luật Siết Nhập Cư Lậu

Dù nhiều người chống đối luật siết nhập cư và đòi tẩy chay TB Arizona, nhưng có cả 10 TB của nước Mỹ đang theo gương Arizona.
Ứng cử viên thống đốc Colorado Scott McInnis nói mạnh “chúng ta không rút lui,” nếu không vận động được toàn nước Mỹ chống nhập cư lậu, thì Ông sẽ làm ở Colorado.
TB Oklahoma đang dự trù những hình phạt gắt gao hơn đối vơi những người nhập cư lậu khi nhân viên công lực phải nổ súng khi bắt họ. TB South Carolina coi là trái luật muớn người nhập cư lậu làm việc. Và các TB Idaho, Utah, Missouri, Texas, North Carolina, Maryland, Minnesota, và Colorado, cơ quan lập pháp cũng dự trù đưa ra những biện pháp siết việc nhập cư lậu.
Arizona là TB tiên phuông đưa ra những biện pháp siết nhập cư. Như chấp nhận dự lưật không cho người nhập cư lậu nhận những phúc lợi của TB và các TB khác cũng noi theo.
Những thái độ này của các tiểu bang làm cho liên bang phải chú ý cần có một bộ luật nhập cư. TT Obama tuyên bố không thể có luật cải tổ nhập cư khả thi trong thời gian ngắn, và Ông cười ngạo TB Arizona trong một bữa ăn tại Toà Bạch Ốc. Điều này khiến phản ứng của các TB muốn noi gương Arizona mạnh thêm.
Nhiều webs và youtube loan tải, nói “TT Obama, xâm phạm biên giới không phải là chuyện đùa. Nhiệm vụ của Ông là bảo vệ an ninh biên giới.”
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#22
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Vấn Đề Của Những Hồ Sơ

Hôn Phu-Thê

Trong những cuộc phỏng vấn xin chiếu khán (visa) ở Sài Gòn hiện nay, những hồ sơ diện hôn phu-thê (fiancée) kém lợi thế khoảng 50% so với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng. Và khi hai người chưa kết hôn, nhân viên lãnh sự thường chẳng do dự cho lắm khi quyết định từ chối một hồ sơ hôn phu-thê và trả đơn bảo lãnh về cho sở di trú ở Hoa Kỳ.
Có một vấn không thể hiểu được đối với một số nhân viên lãnh sự hay sở di trú. Khi sở di trú duyệt xét đơn bảo lãnh diện hôn phu-thê, họ có quyền quyết định xem Người bảo lãnh và Người được bảo lãnh có dự tính kết hôn thật hay không, nhưng sở di trú lại không có quyền quyết định về sự gắn bó của mối liên hệ đó. Vì thế, lãnh sự ở Sài Gòn không nên yêu cầu sở di trú làm những việc mà cơ quan này không có quyền làm.
Sở di trú cần 24 tháng để duyệt xét một hồ sơ diện hôn phu-thê bị từ chối, nhưng trên thực tế, họ không có thẩm quyền pháp lý để đưa ra một quyết định. Các văn phòng lãnh sự từng được góp ý về điều không hợp lý khi họ trả đơn bảo lãnh hôn phu-thê về sở di trú chỉ vì họ nghi ngờ sự liên hệ dù có minh chứng lại là sự liên hệ không chân thật! Nhân viên lãnh sự phải có những bằng chứng thuyết phục để xác định người bảo lãnh và người được bảo lãnh không có ý định kết hôn ở Hoa Kỳ. Nhân viên lãnh sự có thể trả đơn bảo lãnh về cho sở di trú để nơi này duyệt xét những bằng chứng cho thấy ý định muốn kết hôn.
Tiếc thay, một số văn phòng lãnh sự có những chính sách địa phương và không theo những luật lệ của Bộ Ngoai Giao. Ở một văn phòng lãnh sự, các nhân viên mới làm việc được nhắn nhủ rằng Tất Cả người được bảo lãnh đều gian dối và công việc của họ là đi tìm sự gian dối này!
Nếu người bảo lãnh và người được bảo lãnh quyết định chờ 2 năm cho đến khi sở di trú duyệt xét đơn bảo lãnh đã bị bác, họ sẽ phải đối diện thêm một trở ngại khác: Liệu sở di trú tin những gì lãnh sự nói hay họ sẽ tin lời giải thích của hai người?
Văn phòng lãnh sự ở Sài Gòn không chỉ là nơi mà những người được bảo lãnh diện hôn phu-thê bị đối sử bất công. Những người bảo lãnh tương tự ở những nước khác cũng từng than phiền rằng trong ngày phỏng vấn, nhân viên lãnh sự chỉ cần 30 giây để từ chối một hồ sơ, hoặc nhân viên lãnh sự không hề tha thiết đến việc nhìn những bằng chứng được nộp, hoặc lá thư của lãnh sự gửi cho sở di trú nói về những cáo buộc của họ nhưng không hề dựa trên những dữ kiện.
Theo ý kiến của chúng tôi, việc trao tình cảm chân thành của mình trong hồ sơ bảo lãnh hôn phu-thê thường không phải là cách khôn ngoan. Nếu đơn bảo lãnh bị từ chối, đã mất một năm. Nếu hai người lại chờ dợi để sở di trú tái phê chuẩn đơn bảo lãnh, lại thêm một năm hoặc hai năm trôi đi. Chúng tôi tin rằng cách tốt nhất là nên bắt đầu thêm vào sự tín nhiệm với một hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng.
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Nên làm gì nếu hồ sơ xin chiếu khán hôn thê bị lãnh sự ở Sài Gòn từ chối?
- Đáp: Có hai cách chọn lựa: một là đợi hai năm hoặc lâu hơn nữa để có cơ hội cung cấp cho sở di trú những lời giải thích và thêm bằng chứng về sự liên hệ; hoặc bỏ đơn bảo lãnh hôn thê và nộp dơn bảo lãnh diện vợ chồng sau khi kết hôn ổ Việt Nam.
- Hỏi: Nếu lãnh sự bác đơn bảo lãnh diện hôn thê, liệu chúng tôi có thể nộp đơn xin hôn thú ở Việt Nam để cho thấy mối liên hệ của chúng tôi là chân thật hay không?
- Đáp: Nếu qúy vị có hôn thú, đơn bảo lãnh diện hôn thê đương nhiên trở thành không hợp lệ và qúy vị sẽ cần bảo lãnh diện vợ chồng.
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#23
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Hồ Sơ Bị Từ Chối Ở Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Việt Nam


Một số luật sư thuộc Hội Luật Sư Di Trú Hoa Kỳ đã lên tiếng than phiền với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về mức độ từ chối các hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng và hôn phu-thê tại Tòa Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn. Trả lời vấn đề này, Bộ Ngoại Giao cho biết mức độ từ chối ở Sài Gòn không cao hơn những gì đang xảy ra ở các Tòa lãnh sự Mỹ tại các quốc gia khác.
Các luật sư cũng bày tỏ sự bất đồng về các lý do mà lãnh sự dùng để bác bỏ hồ sơ xin chiếu khán của người được bảo lãnh, và các luật sư tỏ ra bất bình vì dường như nhân viên lãnh sự không hề quan tâm đến các bằng chứng có sẵn. Hầu như một số nhân viên phỏng vấn đã chuẩn bị sự từ chối ngay vào lúc khởi đầu cuộc phỏng vấn!

* Trong hầu hết các hồ sơ đang chờ duyệt xét, Lãnh sự muốn có bản Tường Trình Thời Gian hai bên quen biết nhau.
* Vì tình trạng làm hồ sơ bảo lãnh gian dối khá cao nên Lãnh sự muốn truy tìm những mối liên hệ đã được thỏa thuận trả bằng tiền. Đó là lý do tại sao Lãnh sự thường yêu cầu phải cung cấp danh sách thân nhân của người được bảo lãnh đang ở Hoa Kỳ, hay danh sách đỵa chỉ và những người sống chung với người bảo lãnh ở Hoa Kỳ trong 10 năm qua.
Một số hồ sơ không được chấp thuận vì đương đơn quên mang theo vài thứ gì đó khi đến phỏng vấn, chẳng hạn như hình ảnh hoặc giấy xác nhận không can án tại Việt Nam; hoặc bởi vì không để ý là sổ thông hành (hộ chiếu) đã phải được gia hạn. Những hồ sơ này có thể được chấp thuận trong cuộc phỏng vấn nếu các đương đơn nhận được những hướng dẫn đúng đắn trước khi được phỏng vấn.

Hỏi Đáp Di Trú:
- Hỏi: Ngoài những giấy tờ thông thường, đương đơn nên có sẵn những gì trong ngày phỏng vấn?
- Đáp: Theo các kết qủa qua sự nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi đề nghị các đương đơn là vợ, hay hôn thê, nên đến cuộc phỏng vấn với Bản Tường Thời Gian quen biết nhau, danh sách người thân của mình ở Hoa Kỳ, thông tin về nơi cư ngụ của người bảo lãnh trong 10 năm qua. Thêm vào đó, các đương đơn cần phải hiểu biết rất tường tận về người bảo lãnh ở Hoa Kỳ, chẳng hạn như công việc làm, cách sinh sống, thành phố cư ngụ, người thân ở Hoa Kỳ, v.v...
- Hỏi: Lãnh sự nói rằng họ sẽ trả đơn bảo lãnh cho vợ tôi về lại sở di trú USCIS ở Hoa Kỳ để duyệt xét lại. Tôi nghĩ rằng thủ tục này sẽ kéo dài rất lâu để họ duyệt xét. Tôi có thể làm gì?
- Đáp: Lãnh sự sẽ cho ông một năm kể từ ngày phỏng vấn để ông có thể nộp thêm bằng chứng. Nếu đơn bảo lãnh vợ của ông vẫn còn ở Sài Gòn, ông nên yêu cầu Lãnh sự giữ lại cho đến khi ông nộp thêm bằng chứng hoặc giải thích.
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#24
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

1 SV Việt, Kẻ Bênh Di Dân Lậu Tại Hạ Viện Mỹ, Đụng Xe Chết

GARDEN GROVE, Calif. (VB) -- Một vụ đụng xe sáng Thứ Bảy ở tiểu bang Maine đã giết chết cô Tam Ngoc Tran, một sinh viên tốt nghiệp đaị học UCLA và từng tốt nghiệp trung học Santiago High School năm 2001 ở Garden Grove, Quận Cam.
Cô Tâm Trần, 27 tuổi, một trong hai người ngồi trên xe lái bởi Heather Lee, được không vận từ nơi đụng xe về bệnh viện Eastern Maine Medical Center, nơi đây cô chết vào lúc 5:55 p.m. chiều Thứ Bảy.
Người khac1 trên xe là cô Cinthya Nathalie Felix Perez, 26 tuổi, chết tại chỗ.
Trần là sinh viên bậc tiến sĩ năm thứ nhì về môn văn minh Hoa Kỳ tại đaị học Brown.
Trong những năm học ở UCLA và Brown, cô Trần vẫn là một di dân bất hợp pháp, cô từng lên Hạ Viện Mỹ để điều trần, tranh đấu cho dự luật DREAM Act, một dự luật để xin ân xá và cấp quốc tịch Mỹ cho hàng trăm ngàn người trẻ đã vào Mỹ bất hợp pháp khi còn là trẻ em và đi học tại Mỹ.
Cô sinh tại Đức trong một gia đình tị nạn Việt Nam, cùng với em trai tên là Thiện sang Mỹ, ở với bà cô tại Garden Grove, nhưng bị từ chối quy chế tị nạn chính trị năm 1997, và năm 2001 được một hội đồng di trú nói rằng họ không thể về VN , và phải bị trục xuất về Đức.
Tuy nhiên, chính phủ Đức từ chối nhận chị em cô Tâm Trần vào lại.
Cô điều trần ở Hạ Viện Mỹ tháng 5-2007 để xin ân xá cho hàng trăm ngàn di dân bất hợp pháp để sẽ cấp qúôc tịch Mỹ cho trẻ em nào học xong trung học, hoàn tất 2 nămn cao đẳng, hay là hoàn tất các năm quân ngũ trong quân đội Mỹ. Dự luật này bị thất bại.
Và cuối tuần này, người bênh vực cho hàng trăm ngàn di dân bất hợp pháp này cũng đã chết.
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#25
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Thượng Viện Cali Tưởng Nhớ Sinh Viên Trần Ngọc Tâm

SACRAMENTO, Calif. – Ngày hôm Thứ hai 17-5-2010, hai Thượng Nghị Sĩ Lou Correa và Gil Cedillo đã yêu cầu Thượng Viện Tiểu Bang California bế mạc buổi họp để tưởng nhớ đến cô Trần Ngọc Tâm, thuộc Garden Grove, và cô Cynthia Felix, thuộc Los Angeles, hai sinh viên cùng tử nạn trong tai nạn xe tại tiểu bang Maine vào chiều Thứ Bảy, ngày 15 tháng 5 vừa qua.
Trong buổi họp của Thượng Viện, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa đã chia sẻ về tiểu sử của cô Trần Ngọc Tâm. Ông nói, “Tôi đã gặp cô Trần Ngọc Tâm cách đay ba năm khi cô mới ra trường đại học UCLA. Cô là một người trẻ rất giỏi, quan tâm nhiều về thế giới chung quanh. Cô có chia sẻ với tôi những nguyện vọng giúp người của cô ta. Tôi rất buồn về sự ra đi đột ngột của một người trẻ tài cao và luôn nghĩ đến sự việc giúp đỡ và tranh đấu cho những người di dân, tỵ nạn.”
Tiếp theo, Thượng Nghị Sĩ Gil Cedillo chia sẻ về tiểu sữ cô Cynthia Felix cũng là một sinh viên ưu tú tốt nghiệp đại học UCLA và là một bạn thân của cô Trần Ngọc Tâm.
Cô Trần Ngọc Tâm, 27 tuổi, là một sinh viên gốc Việt, từng điều trần trước Hạ Viện Hoa Kỳ về những khó khăn trong tình trạng di trú của gia đình cô và nhiều sinh viên khác. Cô đã hoạt động tích cực ủng hộ dự luật DREAM Act để tạo cơ hội cho hàng trăm ngàn thanh thiếu niên di dân bất hợp pháp trở thành công dân. Cô đã tốt nghiệp đại học UCLA và đang học chương trình tiến sĩ American Civilization tại đại Học Brown University.
Vào năm 2007, báo USA Today đăng bài báo về tình trạng nửa hợp pháp nửa không của gia đình cô Trần Ngọc Tâm. Ba ngày sau, nhân viên thuộc cơ quan Immigration and Customs Enforcement (ICE) tới nhà gia đình ở Garden Grove bao vây nhà gia đình cô vào sáng sớm và bắt cha mẹ cô cùng Trần Ngọc Thiện, em trai cô Trần Ngọc Tâm. Dân Biểu Zoe Lofgren đã can thiệp và Tòa Kháng Án Di Trú quyết định gia đình không thể bị trục xuất về Việt Nam . Hiện nay, gia đình phải xin giấy phép tạm trú và làm việc hằng năm.
Được biết, cô Trần Mỹ-Dung, phụ tá Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, đã từng học cùng lớp với cô Trần Ngọc Tâm tại đại học UCLA vào năm 2005. Theo cô Mỹ-Dung, Ngọc Tâm đã đi đấu tranh không phải vì hoàng cảnh riêng của gia đình mà là vì quyền lợi của hằng triệu người không có tiếng nói.
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#26
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Bà Palin Bênh Vực Arizona Chính sách Xiết Di Dân Lậu

PHOENIX - Trong lúc nhiều nơi kêu gọi tẩy chay kinh tế Arizona về luật di trú mới, thống đốc Jan Brewer ghi tên cựu ứng viên TT Sarah Palin vào danh sách đồng minh.
Hai vị cùng quy trách TT Obama không cưỡng chế luật di trú nên tiểu bang Arizona phải tự làm việc ấy.
Bà Palin xuất hiện cùng với thống đốc Brewer trong 1 buổi họp báo hôm Thứ Bẩy - 2 chính khách mở website, mà thống đốc Brewer cho biết mục tiêu là giáo dục công chúng về an ninh biên giới, và không khuyến khích các hành động tảy chay tiểu bang Arizona.
Trang mạng hoạt động bằng tài trợ của quỹ tranh cử của thống đốc Brewer hô hào khách xem ký tên vào kiến nghị chống tẩy chay - trang mạng phổ biến hình ảnh của 2 thống đốc, và 1 danh sách gồm chính khách và tổ chức hô hào tẩy chay để độc giả gọi điện thoại hay gửi e-mail báo cho họ biết rằng "bạn ủng hộ Arizona".
Luật mới của Arizona bắt đầu thực hành ngày 23-7 cho phép cảnh sát xét giấy tờ bất cứ ai bị ngờ là cư trú bất hợp pháp - theo luật này, cư trú không hợp lệ là phạm pháp.
Thống đốc Brewer cũng nói tới nhu cầu kiểm soát bọn buôn lậu ma túy qua biên giới - bà Palin tiếp lời "Tôi biết phản ứng của nhiều công dân là câu hỏi : tại sao cảnh sát chưa làm việc ấy".
Khi nói tới cơ nguy kỳ thị khi áp dụng luật mới, bà Brewer nhắc lại rằng kỳ thị là phạm luật, không thể dung thứ.
Bà Brewer tự động trở thành thống đốc trong năm qua để thay thế thống đốc Janet Napolitano đuợc cử làm bộ trưởng nội an - quyết định ký ban hành luật di trú mới và loan báo qua hệ thống truyền hình toàn quốc đã nhanh chóng đưa bà Brewer vào danh sách ứng cử thống đốc của đảng CH.
1 số người chống đối xác nhận lập trường của bà Brewer không là bảo thủ thật. 2 bà Brewer và Palin không trả lời câu hỏi của phóng viên về chương trình công nhân khách, cho phép công nhân ngoại quốc làm việc hợp pháp tại Hoa Kỳ 1 thời gian.
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#27
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Đạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Đình


Trước khi quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Đình, thân nhân đang làm đơn bảo lãnh phải sống cho đến khi chiếu khán (visa) được cấp cho người thân được bảo lãnh. Nếu người bảo lãnh qua đời bất cứ lúc nào trong thời gian hồ sơ vẫn còn duyệt xét, luật bấy giờ nói rằng đơn xin chiếu khán di dân phải bị hủy bỏ ngay thời điểm người bảo lãnh qua đời. Không có cách nào để người thân được bảo lãnh có thể di cư sang Hoa Kỳ trong trường hợp hồ sơ bị hủy bỏ.
Quốc hội Hoa Kỳ nhận thấy rằng điều này đã gây ra thảm cảnh cho rất nhiều hồ sơ bảo lãnh, đặc biệt là người được bảo lãnh là người thân duy nhất còn sống ở ngoại quốc, và đang hy vọng đoàn tụ với các thành viên gia đình khác ở Hoa Kỳ. Sau cùng, Quốc hội Hoa Kỳ đã ra tay "cứu độ" và thông qua Đạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Đình.
Luật mới này cho phép việc kế quyền của bất cứ thân nhân gần gũi nào trong gia đình người bảo lãnh, nếu thân nhân bảo lãnh qua đời. Thân nhân kế quyền trong gia đình có thể là người phối ngẫu, cha mẹ, cha mẹ chồng hay hay mẹ vợ, anh chị em, con trên 18 tuổi, con dâu, con rể, các trẻ em trên 18 tuổi, ông bà nội, ông bà ngoại, hoặc các cháu nội ngoại trên 18 tuổi.
Có ba điều kiện hợp lệ trong Đạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Đình:
Thứ nhất, thân nhân bảo lãnh qua đời SAU khi đơn bảo lãnh được sở di trú chấp thuận. Nói cách khác, nếu việc qua đời xảy ra trước khi đơn bảo lãnh được chấp thuận thì luật mới này không áp dụng.
Thứ hai, bất cứ thân nhân nào trong gia đình theo danh sách kể trên phải làm đơn bảo trợ tài chánh cho người được bảo lãnh, bao gồm thuế lợi tức trong ba năm qua, giấy báo cáo ngân hàng và thư xác nhận việc làm từ chủ nhân.
Thứ ba, Tổng trưởng Tư pháp của chính phủ Hoa Kỳ phải xác nhận rằng vì những lý do nhân đạo, sẽ không công bằng nếu hủy bỏ đơn bảo lãnh, và vì thế, đơn bảo lãnh phải được phục hồi.
Thêm vào đó, không có mẫu đơn nào chính thức nào được dùng để xin kế quyền. Đơn xin kế quyền có thể viết trên giấy bình thường với tất cả những thông tin được kiểm chứng, chẳng hạn như số hồ sơ, ngày nộp đơn và ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận, ngày của người bảo lãnh qua đời và những bằng chứng liên hệ hợp lệ với người xin kế quyền.
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Theo Đạo Luật Di Trú Về Người Bảo Lãnh Gia Đình, thân nhân kế quyền có thể nhờ người phụ bảo trợ tài chánh nếu lợi tức không đủ không?
- Đáp: Điều tốt hơn là nên nhờ một thân nhân khác có đủ khả năng tài chánh.
- Hỏi: Sở di trú có thường chấp thuận đơn xin kế quyền không?
- Đáp: Thực tế cho thấy sở di trú ít khi chấp thuận đơn xin kế quyền, ngoại trừ người được bảo lãnh là thân nhân cuối cùng ở ngoài Hoa Kỳ, hoặc ngoại trừ có những lý do nhân đạo vì tình trạng y khoa chẳng hạn.
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#28
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Lợi Tức Tối Thiểu Và Vấn Đề Bảo Trợ Tài Chánh


Vào thời điểm hiện nay hàng năm, chúng tôi thường loan báo về mức lợi tức tối thiểu mới của chính phủ đưa ra để giúp cho những người bảo lãnh biết những yêu cầu lợc tức cần có để làm đơn Bảo Trợ Tài Chánh cho người thân. Mỗi năm, mức lợi tức tối thiểu thường tăng thêm vài trăm mỹ kim. Tuy nhiên, trong năm nay, chính phủ đã hoãn lại việc tăng mức lợi tức tối thiểu vì nền kinh tế suy thoái. Vì thế, mức lợi tức tối thiểu của năm 2009 vẫn còn được áp dụng cho đến khi có loan báo mới.
Liên quan đến vấn đề Bảo Trợ Tái Chánh, như thường lệ, chúng tôi luôn khuyến khích qúy vị nên nhờ sự giúp đỡ của những người chuyên môn từ lúc đầu để tránh bị rắc rối về đơn Bảo Trợ Tài Chánh.
Vài năm trước đây, đơn I-864 Bảo Trợ Tài Chánh đã được cải đổi và chúng tôi xin nhắc lại một số điểm quan trọng như sau:
Vấn đề Bảo Trợ Tài Chánh không áp dụng cho diện con lai, người goá buạ của công dân Mỹ và con cái của người bảo lãnh hội đủ tiêu chuẩn có quốc tịch Mỹ.
Mẫu đơn giản I-864EZ có thể dùng cho những người chỉ bảo lãnh một người và những người hội đủ tiêu chuẩn tài chánh và không cần nhờ người đồng bảo trợ.
Mặc dù mẫu đơn mới chỉ yêu cầu qúy vị nộp một bản khai thuế lợi tức mới nhất, tờ khai tổng lợi tức W-2 (hoặc 1099) và bằng chứng lợi tức, chúng tôi vẫn khuyến khích qúy vị nộp ba năm khai thuế lợi tức, và kèm theo giấy xác nhận việc làm, chi phiếu lương hiện tại, nếu qúy vị nghĩ rằng việc cung cấp thêm các bản khai thuế của những năm trước sẽ giúp ích thêm cho hồ sơ bảo lãnh của mình.
Khi tính số người trong mẫu đơn I-864, phải bao gồm những người sau đây: người bảo trợ, người hôn phối, các con chưa kết hôn dưới 21 tuổi, những người nương tựa nếu những người này có tên trên mẫu khai thuế mới nhất, và cộng thêm người được bảo lãnh và những người đi kèm theo, và những người mà qúy vị đã làm đơn Bảo Trợ Tài Chánh trước đây nếu họ đã có Thẻ Xanh Thường trú nhân.
Dòng số 23 trong đơn I-864 hỏi về "lợi tức cá nhân hiện tại trong năm" của người bảo trợ. Điều này có nghĩa là người bảo trợ phải cho biết "lợi tức phỏng định trong năm hiện tại". Nếu người bảo trợ thất nghiệp một thời gian nào đó trong năm, nhưng hiện đang đi làm, thì dòng số 23 nên ghi số lương phỏng định trong năm hiện nay, dù người này không làm công việc hiện tại liên tục trong cả năm.
Những người bảo trợ tự làm chủ công việc của mình cần có giấy xác nhận của người khai thuế, hay một bản định thuế độc lập của một chuyên viên kế toán xác định mức lợi tức kinh doanh của họ. Tuy nhiên, điều tốt hơn hết là qúy vị nên xin một bản sao khai thuế lợi tức của mình từ các văn phòng thuế của chính phủ.
Hỏi Đáp Di Trú:
- Hỏi: Nếu người bảo trợ thất nghiệp trong nửa năm đầu, nhưng hiện đang đi làm và có thể kiếm lợi tức một năm là 30,000 mỹ kim, người này nên khai lợi tức một năm bao nhiêu trong đơn I-864?
- Đáp: Theo sở di trú về từ ngữ "lợi tức cá nhân hiện tại trong năm", người bảo trợ sẽ ghi tiền lương mới trong năm là 30,000 mỹ kim, hơn là ghi số lương trong nửa năm là 15,000 mỹ kim.
- Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu một sinh viên, chưa có việc làm, sẽ tốt nghiệp đại học sớm, và đã có một công ty hứa cho việc làm?
- Đáp: Ở dòng số 23 trong đơn I-864, anh ta có thể ghi số tiền lương năm đã được hứa trả và sau này sẽ nộp giấy xác nhận việc làm của công ty. Sau đó, anh ta có thể nộp bản sao chi phiếu lương mới nhất.
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#29
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Nam Cali: Biên Phòng Rượt Bắt 7 Di Dân Lậu

SAN DIEGO - 1 người dẫn đầu cuộc ruợt đuổi 100 dặm của nhân viên biên phòng từ biên giới Mexico vào miền nam California đã kết thúc với 7 người bị bắt.
Nhân viên Biên Phòng Michael Jimenez cho hay 1 nhân viên thấy 1 chiếc SUV giảm tốc độ, đón 6 người tại Otay Mesa vào lúc rạng sáng Thứ Bẩy. 1 nhân viên Biên Phòng khác ra dấu chận xe, nhưng người lái phóng lên đường Route 905, chuyển sang đường I-5, tăng tốc độ lên tới 100 dặm/giờ.
Cuộc rượt đuổi chấm dứt lúc 2 giờ 25 phút sáng cùng ngày ở địa phận Orange county, khi chiếc xe dừng lại.
Người lái và 6 hành khách bị bắt, không ai bị thương tổn.
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#30
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Luật Di Trú Tại Tiểu Bang Arizona
VietBao

Luật di trú mới tại Arizona đã được thống đốc tiểu bang phê chuẩn, nhưng chưa ai biết liệu nó có thể trở thành luật hay không! Dĩ nhiên, di dân bất hợp pháp đang chống đối, kể cả nhiều chính trị gia cũng chống lại để chiều lòng cư tri gốc các nước nói tiếng Tây Ban Nha.
Mục đích của luật mới tại tiểu bang Arizona là nhận diện, truy tố và trục xuất di dân bất hợp pháp. Ðiều này không khác gì với luật liên bang hiện nay, nhưng những người chống lại luật mới, trong số này có Tổng thống Obama và Tổng thống Mễ Tây Cơ, nói rằng thi hành luật di trú nên là nhiệm vụ nhân viên sở di trú, chứ không thể là nhiệm vụ của cảnh sát địa phương.
Luật Arizona sẽ kết tội nếu một người không mang theo giấy tờ di trú và sẽ cho cảnh sát quyền câu lưu bất cứ người nào bị tình nghi sống ở Mỹ bất hợp pháp. Những người chống đối cho rằng luật này sẽ là sự mời gọi cảnh sát quấy rỗi và kỳ thị những người gốc các nước nói tiếng Tây Ban Nha dù là họ sống hợp pháp hay bất hợp pháp.
Thống đốc Arizona nói rằng luật mới rất cần thiết vì chính quyền liên bang đã từ chối giải quyết vấn nạn người di dân bất hợp pháp vượt qua biên giới Arizona và Mễ Tây Cơ.
Người dân gốc các nước nói tiếng Tây Ban Nha gọi luật mới là cách thức thực hiện kỳ thị da màu và chủng tộc. Ở một số quốc gia, cảnh sát yêu cầu xem giấy tờ là việc bình thường, nhưng Arizona là tiểu bang đầu tiên ở Hoa Kỳ nói rằng người di dân phải đáp ứng yêu cầu của liên bang mang theo giấy tờ xác nhận là cư dân sống hợp pháp ở Hoa Kỳ.
Bà Brewer, Thống đốc tiểu bang Arizona, cũng kêu gọi chính quyền liên bang gửi quân lính Bảo Vệ Quốc Gia đến biên giới, với sự trợ lực của trực thăng. Mới đây, một chủ trại chăn nuôi đã bị giết bởi một di dân lậu buôn ma túy và mỗi ngày có hàng trăm di dân bất hợp pháp tự do vượt qua biên giới.
Luật mới ở Arizona đòi hỏi nhân viên cảnh sát, "khi thi hành luật", câu lưu những người mà họ có lý do chính đáng để nghi ngờ hiện đang sống ở Mỹ không hợp lệ, phải kiểm chứng diện cư trú của những người này với các viên chức liên bang.
Luật này cũng quy thành tội nếu không mang theo giấy tờ di trú. Thêm vào đó, luật cũng cho phép người dân thưa chính quyền và các cơ quan chính phủ địa phương nếu họ tin tưởng rằng luật di trú của tiểu bang và liên bang không được thi hành.
Các tiểu bang trên khắp nước Mỹ đã từng đưa ra và ban hành hàng trăm án luật liên quan đến di trú từ năm 2007. Tại tiểu bang California, cũng có một đạo luật tương tự hơn 10 năm trước, nhưng luật Califonia nói rằng cảnh sát chỉ có thể hỏi tình trạng di trú của một người nếu người này bị bắt về một tội hình sự nào đó.
Một số người lại cho rằng luật Arizona không chủ tâm truy tố những người gốc các nước nói tiếng Tây Ban Nha. Thay vào đó, họ cho rằng tiểu bang chủ tâm thuyết phục chính quyền liên bang là có những việc cần phải giải quyết xong để bảo vệ biên giới và khuyến khích các chủ nhân không thuê mướn di dân bất hợp pháp.
Ở Washington, một số dân biểu dự tính giới thiệu những luật di trú mới sau kỳ nghỉ lễ Memorial Day, vì thế năm 2010 có thể là năm của chương Cải Tổ Di Trú Toàn Diện.
Hỏi Đáp Di Trú:
- Hỏi: Khi nào cảnh sát ở tiểu bang Arizona bắt đàu thi hành luật di trú mới?
- Đáp: Luật dự trù có hiệu lực vào tháng Tám tới, nhung có vẻ sẽ bị chậm trễ vì sự chống đối của các tổ chức tranh đấu cho quyền lợi của người di dân.
- Hỏi: Luật liên bang Hoa Kỳ nói gì về việc mang theo giấy tờ di trú?
- Đáp: Luật nói rằng các Thường trú nhân nên luôn luôn mang theo Thẻ Xanh. Công dân Mỹ không bị yêu cầu mang theo bất cứ giấy tờ di trú nào khi đang ở Hoa Kỳ.
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#31
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

R-1: Chiếu Khán Phục Vụ Tôn Giáo
VietBao

Chiếu khán R-1 dành cho những người phục vụ tôn giáo. Chiếu khán này là loại phi-di-dân. Đương đơn muốn xin chiếu khán R-1 phải là một người truyền giáo hay một nam hay nữ tu sĩ, hoặc một người đang hành nghề tôn giáo.
Một nhà truyền giáo hay một tu sĩ là người được đào tạo và được quyền thực hiện việc thờ cúng tôn giáo và thực hiện những bổn phận khác giống như các thành viên được công nhận bởi các tu sĩ của một giáo hội.
Các đương đơn xin chiếu khán R-1 còn có thể là những người hành nghề tế lễ, các nhà giáo dục tôn giáo, các nhà tham vấn tôn giáo, các dịch giả tôn giáo và các nhà phát thanh về lãnh vực tôn giáo.
Trong quá khứ, các đương đơn xin chiếu khán R-1 có thể chỉ cần nộp đơn xin chiếu khán du lịch tại một Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ và nộp đơn xin chuyển diện cho sở di trú sau khi đến Mỹ. Nhưng hiện nay, điều lệ của sở di trú đòi hỏi tất cả những người xin chiếu khán R-1, kể cả đang ở Hoa Kỳ hay ở các nước khác, phải nộp đơn xin chiếu khán R-1 bằng cách nộp đơn I-129 và những giấy tờ phụ liên quan đến tôn giáo cho sở di trú tại Trung Tâm Dỵch Vụ California. Các đương đơn diện R-1 không còn có thể xin chiếu khán R-1 tại Tòa Lảnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn nữa.
Trước khi sở di trú chấp thuận đơn xin phục vụ tôn giáo, họ sẽ gửi người điều tra nơi làm việc của người bảo lãnh tôn giáo. Những điều tra viên có thể sẽ đi xem khắp nơi phụng sự tôn giáo, phỏng vấn các thành viên ở nơi này và duyệt xét các hồ sơ của tổ chức này liên hệ đến việc chấp hành các luật lệ của sở di trú.
Diện R-1 có thể ở Mỹ tối đa là 5 năm. Sở di trú sẽ cấp một chiếu khán 30 tháng khi người phục vụ tôn giáo đến Hoa kỳ. Và họ có thể xin gia hạn để được thêm thời gian 30 tháng, tổng cộng 5 năm.
Một số nam nữ tu sĩ tôn giáo đến từ Việt Nam không hiểu những yêu cầu của sở di trú và kết quả cho thấy họ đã tự rơi vào tình trạng khó khăn khi họ nộp đơn không đúng hoặc nộp đơn trễ. Tại Á Châu, người tu sĩ có thể được miễn thứ vì họ là tu sĩ Phật giáo, nhưng sở di trú đối xử với tu sĩ cũng giống như các đương đơn khác. Điều này có nghĩa là các nam-nữ tu sĩ nên biết chắc rằng họ được tham vấn đúng đắn về những loại đơn cần nộp và khi nào sẽ nộp.
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Ai có thể nộp đơn I-360 để xin Thẻ Xanh như một người phục vụ tôn giáo?
- Đáp: Thẻ Xanh dành cho những người phục vụ tôn giáo thường là phương tiện của các nhà truyền giáo và tu sĩ đến Hoa Kỳ lần đầu tiên, hoặc cho những người phục vụ tôn giáo đã từng làm việc tại Hoa Kỳ trong một thời gian nào đó.
- Hỏi: Sau khi ở Hoa Kỳ 5 năm, người phục vụ tôn giáo R-1 có thể xin gia hạn chiếu khán không?
- Đáp: Người này phải trở về Việt Nam trong một năm và rồi nộp đơn xin chiếu khán R-1 lại. Chiếu khán mới này sẽ cho phép họ trở sang Mỹ với thời gian 5 năm nữa.
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#32
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú





Di Dân Bất Hợp Pháp Quậy Sóng
VietBao

Các nhân viên nhập cư bất hợp pháp gốc Á, trong đó có người Hoa và người Việt, đã ẵm em bé hôm 10-6-2010 ra biểu tình ở quảng trường Bastille Square tại Paris để xin kêu gọi hợp pháp hóa hoàn cảnh của họ. Trước giờ công chúng thủ đô Pháp thường nhìn ra di dân bất hợp pháp gốc Châu Phi, nhưng ít ai để ý di dân gốc Á cũng nhiều không kém. Mới mấy hôm trước, một ban nhạc trẻ Anh Quốc đã bị chặn lại ở cảng Dover sau một chuyến lưu diễn Châu Âu, và hải quan khám phá ra 4 di dân bất hợp pháp người Việt nằm trốn trong các thùng khuếch âm của ban nhạc. Tàì xế người Tiệp của ban nhạc Criminal Mind thú nhận đã tìm cách đưa di dân lậu gốc Việt vào Anh. (Photo AFP/Getty Images)
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#33
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Vấn Đề Bảo Lãnh Anh Chị Em
VietBao

Trong hầu hết những hồ sơ bảo lãnh diện anh chị em, giấy tờ cần nộp tương đối đơn giản hơn những diện bảo lãnh khác. Người bảo lãnh cần nộp khai sinh va khai sinh của anh, chị, em cho thấy cả hai bên có chung ít nhất tên cha, hoặc tên mẹ.
Nếu qúy vị và anh, chị, em của mình có cha chung nhưng khác mẹ, qúy vị cần nộp hôn thú của người cha với từng người mẹ và bản sao các giấy tờ cho thấy tất cả những cuộc hôn nhân trước đây của cha, hoặc của mẹ, đã chấm dứt hợp pháp.
Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam có thể đòi hỏi thêm nhiều giấy tờ hơn Sở di trú. Trong một số trường hợp, họ có thể yêu cầu nộp những hình ảnh cũ, tờ khai gia đình (hoặc hộ khẩu) cũ, hoặc bản sao học bạ, hồ sơ tôn giáo, hay bằng chứng liên lạc. Nếu người bảo lãnh không thể nộp tất cả những yêu cầu của Lãnh sự, vấn đề thử di truyền huyết thống (DNA) có thể được yêu cầu thực hiện.
Nếu qúy vị và anh, chị, em liên hệ là con nuôi, qúy vị phải nộp bản sao án lệnh nhận con nuôi cho thấy việc nhận con nuôi xảy ra trước anh, chị, em được nhận làm con nuôi lên 16 tuổi.
Nếu qúy vị muốn bảo lãnh anh, chị, em là con riêng của cha kế, hoặc mẹ kế, thì hôn thú của cha kế, hay mẹ kế và cha ruột, hay mẹ ruột phải được thành lập trước khi anh, chị, em là con riêng lên 18 tuổi.
Thời gian chờ đợi của hồ bảo lãnh anh, chị, em khoảng 10 năm. Đây có thể là mối lo cho con cái của các anh, chị, em của qúy vị nếu các cháu đang ở tuổi thiếu niên. Nếu các con của người được bảo lãnh đã qúa 20 tuổi khi hồ sơ bảo lãnh đáo hạn để chuẩn bị được phỏng vấn, những người con này có thể không còn hợp lệ để theo cha mẹ di dân sang Mỹ. Nếu con cái của người được bảo lãnh chưa đến tuổi thiếu niên khi qúy vị nộp hồ sơ, thì các cháu có thể hội đủ điều kiện theo Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA).
Ba năm trước đây, khi dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện được đưa ra bàn bạc ở quốc hội, một số dân cử đã muốn loại bỏ diện bảo lãnh anh, chị, em của các công dân Mỹ. Chúng ta có thể sẽ lại thấy vấn đề này nếu dự luật Cải Tổ Di Trú Toàn Diện lại được đệ trình trước quốc hội. Vì thế, để an tâm, qúy vị không nên trì hoãn việc nộp hồ sơ bảo lãnh anh, chị, em.
Sau cùng, những đòi hỏi của việc Bảo Trợ Tài Chánh đã làm cho nhiều người do dự nộp hồ sơ bảo lãnh cho các anh, chị, em đã lập gia đình và có con. Trên thực tế, thường ít khi xảy ra vấn đề. Người bảo lãnh chỉ có trách nhiệm hoàn trả tiền cho chính phủ nếu những người trong gia đình của người được bảo lãnh xin Trợ Cấp Xã Hội. Nhưng điều này rất khó xảy ra vì Sở Xã hội sẽ không thể cấp tiền trợ cấp xã hội khi người xin đã có người bảo trợ và phụ bảo trợ tài chánh trước đây.
Hỏi Đáp Di Trú:
- Hỏi: Làm sao Đạo Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em có thể giúp các cháu của tôi đã trên 20 tuổi khi hồ sơ bảo lãnh đáo hạn để được phỏng vấn?
- Đáp: Điều này tùy thuộc vào thời gian Sở di trú duyệt xét đơn bảo lãnh. Với đơn bảo lãnh anh, chị, em, thời gian được duyệt xét khoảng từ 3 đến 4 năm. Thời gian chờ đợi này có thể được trừ vào số tuổi của các cháu.
Thí dụ: Nếu hiện nay người cháu 23 tuổi, và thời gian chờ đợi Sở di trú duyệt xét đơn là 3 hoặc 4 năm thì số năm chờ đợi này sẽ được trừ vào số tuổi của các cháu. Điều này có nghĩa là, vì mục đích của di trú, các cháu sẽ chỉ được xem là 19 hoặc 20 tuổi, và sẽ hợp lệ để sang Mỹ cùng với gia đình
- Hỏi: Còn những người con đã quá tuổi không thể sang Mỹ cùng với gia đình sẽ ra sao?
- Đáp: Một trong hai cha-mẹ sẽ làm đơn bảo lãnh con sau khi đến Hoa Kỳ. Hồ sơ sẽ cần phải chờ đợi một thời gian mới có thể đáo hạn để được cấp chiếu khán.
 

ticon

Cựu Ban điều hành
#34
Ðề: Cập Nhật Vấn Đề Di Trú

Lệ Phí Hồ Sơ Di Trú Sẽ Tăng Chừng 10%, Vì Sở Di Trú Đang Thâm Thủng 200 Triệu Đô
Vietbao

WASHINGTON -- Nhiều khoản lệ phí về giâý tờ di trú sẽ tăng, theo thông báo của các viên chức Sở Di Trú.
Sở Di Trú và Công Dân Hoa Kỳ sẽ tăng lệ phí trung bình 10% để giúp bù khoản thâm thủng ngân sách ước tính là 200 triệu đô.
Nhưng lệ phí nộp đơn vào quốc tịch sẽ không tăng.
Chi phí để xin thẻ xanh (thẻ thường trú nhân ở Mỹ), hộ chiếu kinh doanh (business visa), và các quyền lợi di trú khác sẽ tăng trung bình 10% theo một dự thảo loan báo hôm Thứ Tư bởi các viên chức liên bang.
Tuy nhiên, cac1 viên chức quyết định sẽ không tăng lệ phí với đơn xin nhập tịch, một trong những khoản thu lớn nhất của di trú.
Lệ phí vào công dân Mỹ đã tăng gần 70% để tới 675 đô la trong năm 2007, điều mà những người hoạt động bênh vực di dân nói đó là lý do làm giảm số người nộp đơn xin nhập tịch trong 2 năm qua.
Alejandro Mayorkas, giám đốc Sở Di Trú và Công Dân Hoa Kỳ, nói cần tăng các lệ phí hồ sơ di trú vì bù đắp khoản thâm thủng 200 triệu đô ngân sách 2010-2011.
Cắt giảm ngân sách 160 triệu đô vẫn không đủ bù đắp lổ hổng từ mức thu dự kiến 2.1 tỉ đô la và mức tiêu xài 2.3 tỉ đô la, theo lời ông hôm Thứ Tư trong buổi nói chuyện truyền đi toàn quốc.
Theo đề nghị này, lệ phí nộp đơn xin thẻ xanh sẽ tăng từ 930$ lên tới 985$, và lệ phí xin hộ chiếu gia đình (family visa petitions) sẽ tăng từ 355$ lên 420$.
Những người muốn nhập tịch Mỹ cần phải có thẻ xanh 5 năm mới xin nộp đơn nhập tịch.
Tuy nhiên, cũng có lệ phí sẽ giảm: dự thảo sẽ giảm lệ phí vài lĩnh vực, trong đó có hồ sơ xin di dân diện vị hôn thê/vị hôn phu (immigrant fiances) thì sẽ giảm còn 340$ từ mức 455$