Đặc điểm cấu tạo và bảo hiểm của tờ 100 USD mới

#1
Mỹ công bố đặc điểm cấu tạo và bảo hiểm của tờ 100 USD mới
Nguyễn Thanh Tùng
Chuyên gia Tiền tệ VietinBank


Ngày 21/4/2010 tại WASHINGTON D.C. Mỹ, các đại diện nhà chức trách Mỹ đã họp báo giới thiệu và công bố: thời gian tới (10/02/2011) sẽ phát hành vào lưu thông loại 100 USD thế hệ mới.


Dưới đây là những đặc điểm cấu tạo, bảo hiểm của tờ 100 USD mới:

Dây bảo hiểm 3-D: Dây bảo hiểm màu xanh ở mặt trước của tờ 100 Dollar với hình ảnh những cái chuông và những con số 100. Chao nghiêng tờ tiền về phía sau và phía trước khi xem dây bảo hiểm, sẽ thấy những chiếc chuông đổi thành những con số 100 khi chúng di chuyển. Nếu chao nghiêng tờ tiền về phía trước và phía sau, những chiếc chuông và những con số 100 sẽ di chuyển lên trên và xuống dưới. Nếu chao nghiêng tờ tiền sang hai bên, chúng sẽ di chuyển về phía trước và phía sau. Dây bảo hiểm được đan bên trong tờ tiền, chứ không được in và sử dụng vi công nghệ tiên tiến. Có gần một triệu vi thấu kính được sử dụng để tạo ảo giác về những chiếc chuông và những con số 100 đang chuyển động.




Chuông trong lọ mực:
Hình ảnh của một chiếc chuông đặt trong một lọ mực màu đồng ở mặt trước tờ 100 Dollar mới. Tùy thuộc vào góc của tờ tiền, hình ảnh chiếc chuông đổi màu từ màu đồng sang màu xanh, đây là hiệu ứng làm cho chiếc chuông như hiện rồi lại ẩn trong lọ mực.



Cả hai đặc điểm bảo hiểm này mang lại cách đơn giản và tinh vi để xác định một tờ tiền. Nhưng không thực hiện được việc xác định trên đây khi đưa tờ tiền ra ánh sáng.


Trong tờ 100 USD mới vẫn được duy trì ba yếu tố bảo hiểm hiệu quả cao từ mẫu tờ tiền 100 Dollar cũ:

Ký hiệu bóng chìm
(hình chìm chân dung): Đưa đồng tiền chắn ngược nguồn sáng và quan sát sẽ thấy chân dung Tổng thống Mỹ Benjamin Franklin mờ ở vùng trống phía bên phải bức chân dung. Có thể thấy hình ảnh này trên cả hai mặt của tờ giấy bạc.




Dây bảo hiểm (còn gọi là dây bảo an): Giơ tờ tiền quan sát ngược nguồn sáng sẽ thấy xuất hiện dây bảo hiểm được đính vào tờ tiền chạy dọc phía bên trái bức chân dung này. Dây bảo hiểm được in xen lẫn các chữ “USA” và số 100 theo kiểu xen kẽ dọc và có thể nhìn thấy chúng dọc theo dây bảo hiểm ở cả hai mặt tờ tiền. Dây bảo hiểm phát quang màu hồng khi đặt dưới đèn cực tím-UV.



Số 100 đổi màu: Chao nghiêng tờ tiền để xem số 100 ở góc dưới phía bên phải trên mặt trước của tờ tiền này chuyển màu từ màu đồng sang xanh lá cây.





Các đặc điểm thiết kế và bảo hiểm bổ sung


In nổi: Đưa ngón tay sờ lên trên và xuống dưới vai Benjamin Franklin ở phía bên trái tờ tiền, sẽ thấy nhám ráp khi chạm. Đây là kết quả của quá trình in khắc thép-Intaglio nâng cao được sử dụng để tạo ra hình ảnh này. Kiểu in nổi truyền thống trong tờ 100 Dollar này làm cho các đồng tiền Mỹ có độ chân thực đặc biệt.




Số 100 vàng:
Con số “100 vàng” mệnh giá ở mặt sau tờ tiền là một đặc điểm bảo hiểm. Nó giúp phát hiện tiền giả.




Hình in siêu nhỏ: những chữ in nhỏ xuất hiện ở cạnh cổ áo jacket của Benjamin Franklin, gần khoảng trống nơi hình ký hiệu bóng chìm chân dung xuất hiện dọc theo hình ống ở gần rìa biên tờ tiền.




Dấu cục dự trữ liên bang
Con dấu phổ biến phía bên trái bức chân dung tượng trưng cho toàn bộ Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang. Số và ký tự nằm dưới dãy số Series số hiệu tờ bạc bên trái chỉ ra Ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang là cơ quan phát hành. Có 12 ngân hàng khu vực và 24 chi nhánh của Cục Dự trữ Liên bang nằm tại các thành phố lớn trên khắp nước Mỹ.



Các dãy Series số hiệu tờ bạc
Là sự kết hợp duy nhất của mười một số và chữ xuất hiện hai lần ở mặt trước của tờ tiền. Những Series số hiệu duy nhất này giúp cơ quan hành pháp nhận biết những tờ tiền giả và cũng giúp Vụ tạo mẫu và In tiền theo dõi các tiêu chuẩn chất lượng cho những tờ tiền họ sản xuất.




Dấu hiệu FW:
Tờ 100 Dollar được thiết kế lại được in ở hai địa điểm: ở Fort Worth bang Texas và Washington D.C. Tờ 100 Dollar mới được in ở Fort Worth sẽ có chữ FW nhỏ ở góc trên bên trái ở phía trước tờ tiền, nằm ở phía bên phải số 100. Nếu một tờ tiền không có chữ FW có nghĩa là nó được in ở Washington D.C.




Chân dung và ảnh in mờ: Chân dung Tổng thống Benjamin Franklin một trong những người khai sinh ra nước Mỹ nằm ở phía trước tờ tiền mới 100 Dollar . Ở phía sau tờ tiền có hình ảnh in mờ Dinh độc lập. Đây là hình ảnh phía sau chứ không phải phía trước tòa nhà. Các hình ôvan bao quanh bức chân dung và ảnh mờ tòa nhà đã được bỏ đi và những hình ảnh này đã được phóng to lên.




Các biểu tượng tự do: Bên phải bức chân dung trong tờ 100 Dollar mới này là những biểu tượng tự do của nước Mỹ - những cụm từ trong Tuyên ngôn độc lập và bút lông mà những người khai sinh ra đất nước này sử dụng để ký tài liệu lịch sử này.




Màu sắc: Màu nền của tờ 100 Dollar mới này có màu xanh nhạt. Màu sắc đã thêm một lớp độ phức tạp vào thiết kế của tờ 100 Dollar và mỗi mệnh giá sẽ có một màu khác biệt giúp người sử dụng nhận biết chúng. Vì màu sắc có thể bị những kẻ làm tiền giả bắt chước, nên nó không được sử dụng để xác nhận tính xác thực của tờ tiền.




Đây là nội dung quan trọng giúp cho các ngân hàng trên thế giới, trong đó có các ngân hàng tại Việt Nam nắm bắt, nghiên cứu để đào tạo cho nhân viên ngân hàng mình trong nghiệp vụ mua bán US Dollar, tránh việc thu nhầm phải tiền giả dẫn đến tổn thất./.
 
#2
Ðề: Đặc điểm cấu tạo và bảo hiểm của tờ 100 USD mới

Mỹ lưu hành đồng 100 đôla mới

Thiết kế mới của đồng 100 USD sẽ được công bố vào trưa 21/4 tại Washington với những chi tiết khác biệt so với tờ bạc cùng mệnh giá đang lưu hành.




Thiết kế mới được giữ bí mật cho tới lễ công bố. Tuy nhiên, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết thay đổi lớn nhất của tờ 100 USD mới là Chính phủ Mỹ cho phép áp dụng công nghệ Motion của hãng Crane & Co để thiết kế bóng mờ trên đồng tiền. Cụ thể, hình mờ của lãnh tụ Benjamin Franklin được in trên tờ 100 USD sẽ được in chìm trên mặt giấy. Hình ảnh này được in một cách đặc biệt và sẽ có tác dụng tương đương 650.000 thấu kính thu nhỏ, giúp hình ảnh đổi màu khi được soi dưới ánh sáng.



Cơ cấu giá trị các loại mệnh giá USD đang lưu thông qua các năm (đơn vị: tỷ USD). Nguồn: FED

Đây được xem là một nỗ lực lớn của Chính phủ Mỹ nhằm chống lại nạn làm giả đồng 100 USD, một trong những mệnh giá phổ biến nhất của đồng tiền này trên thế giới. Theo thống kê của FED, loại tiền 100 USD chiếm 23,1% về số lượng và 73,9% tổng giá trị đồng USD đang được lưu thông (tính đến ngày 31/12/2009).

Trong khi đó, số liệu của Cơ quan an ninh nội địa Mỹ cũng cho thấy dù đã loại bỏ hơn 103 triệu USD trong năm 2008, lượng tiền giả được đưa vào lưu thông trong khoảng thời gian này vẫn chiếm đến 61%.

Thiết kế lại đồng 100 USD được xem là bước đi tiếp theo của Chính phủ Mỹ nhằm chống lại nạn tiền giả đang ngày một phổ biến. Trước đó, Mỹ đã công bố thiết kế mới của các loại giấy bạc 5 USD, 10 USD, 20 USD và 50 USD. Theo nhà chức trách Mỹ, mẫu tiền mới lẽ ra đã được công bố và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2008 nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã khiến kế hoạch này bị trì hoãn.


Các mệnh giá USD đang được lưu thông
(Tính đến 31/12/2009 - Đơn vị: Tỷ tờ - Tỷ USD)



$1 $2 5$ $10 $20 $50 $100 $500-10.000 Tổng
Số lượng 9,6 0,9 2,2 1,6 6,4 1,3 6,6 0,0005 28,5
Giá trị 9,6 1,7 11,2 16,2 127,5 65,3 656,4 0,3 888,3
Nguồn: FED



Những thay đổi về thiết kế của các đồng đôla mới


Chân dung Tổng thống Mỹ

Hình ảnh Tổng thống Mỹ trong thiết kế mới được đánh giá là có sức sống hơn hẳn và tách biệt hoàn toàn so với phần nền bức ảnh. Chân dung trên các mẫu tiền giả thường không sống động, khá “phẳng”, tối và thường có các vết lốm đốm. Trên hình là chân dung Tổng thống thứ 18 của Mỹ Ulysses S. Grant được in trên tờ 50 USD.





Đường chỉ màu xanh


Rất nhiều đường chỉ màu xanh được thêm vào phía sau bức chân dung. Các đường chỉ này chạy song song nhưng vẫn có những điểm cắt đặc biệt khiến cho việc làm giả trở nên rất khó khăn. Mệnh giá đồng tiền cũng được ghi bằng chữ nhỏ tại một số vị trí đến tờ bạc. Trên hình, dòng "USA FIFTY USA 50" được in trên tờ 50 USD.





Các chi tiết nhỏ

Rất nhiều chi tiết nhỏ khác cũng được thêm vào thiết kế mới của đồng đôla để chống làm giả: Dòng chữ "The United States of America" được in ở cổ áo của Tổng thống Grant trên tờ bạc 50 USD.




Biểu tượng của Cục dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính Mỹ

Trên tờ bạc thật, biểu tượng của Cục dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính Mỹ được in rõ ràng, sắc nét. Biểu tượng này trên các mẫu tiền giả thường mờ và hay bị rạn. Trên hình là hai biểu tượng được in trên tờ 100 USD mới.




Đường viền

Đường viền trên đồng đôla thật thường rõ ràng và không bị đứt đoạn. Với các mẫu tiền giả, đôi khi các đường viền này bị chờm ra ngoài và mực in không rõ nét.




Chi tiết đường viền


Các đường viền trên tờ bạc cũng chứa các chi tiết nhỏ, rất khó phát hiện bằng mắt thường. Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho việc sao chụp hay làm giả trở nên rất khó khăn.




Giấy

Loại giấy được sử dụng để in đồng USD thường chứa một số sợi cotton màu xanh và đỏ. Các mẫu tiền giả thường cố gắng tạo ra các chi tiết này bằng cách in màu lên mặt giấy. Tuy nhiên, việc phân tích mẫu tiền có thể dễ dàng chỉ ra sự khác biệt. Bên cạnh đó, việc sản xuất loại giấy làm tiền cũng là bất hợp pháp tại Mỹ. Trên hình là loại giấy được sử dụng để làm tờ 5 USD.




Mực đổi màu

Nếu lật đi, lật lại các mẫu đôla mới (trừ tờ 5 USD), bạn có thể thấy chữ số chỉ mệnh giá ở góc phải, bên dưới đồng tiền chuyển màu từ xanh sang đen, rồi lại trở lại màu xanh. Công nghệ làm tiền giả hiện nay chưa thể thực hiện được điều này.




Số seri


Mực in số seri trên tờ USD có cùng màu với mực in hiểu tượng của Bộ Tài chính Mỹ. Trên các mẫu tiền giả, màu sắc của hai chi tiết này thường có đôi chút khác nhau.




Bóng mờ


Khi đưa tờ giấy bạc loại mới ra trước ánh sáng, bạn có thể nhìn thấy bóng mờ của bức chân dung Tổng thống Mỹ ở phần trống, bên tay phải. Bóng mờ này không được in mà ẩn trong tờ bạc và có thể được nhìn thấy từ cả hai mặt. Các loại tiền giả cũng cố gắng bắt chước chi tiết này nhưng thường không thành công. Trên hình là bóng mờ trên tờ 100 USD.



Dây bảo hiểm

Giống như bóng mờ, dây bảo hiểm có thể được nhìn thấy khi đưa tờ bạc ra trước ánh sáng. Trên tờ 10 USD và 50 USD, dây bảo hiểm nào phía phải tờ bạc trong khi ở các loại tiền 5 USD, 20 USD và 100 USD, chi tiết này nằm phía bên trái. Trên hình là dây bảo hiểm in dòng chữ USA 50 trên tờ 50 USD.




Tia cực tím


Cho dù việc làm giả dây bảo hiểm giờ đây không còn quá khó khăn với công nghệ hiện đại nhưng vẫn có một cách để kiểm tra tờ bạc là thật hay giả bằng cách soi đồng đôla dưới ánh sáng cực tím. Dưới ánh sáng này, dây bảo hiểm trên tờ 5 USD sẽ hiển thị màu xanh dương, trên tờ 10 USD hiển thị màu cam, tờ 20 USD hiển thị màu xanh lục, tờ 50 USD có màu vàng trong khi dây bảo hiểm trên tờ 100 USD cho màu đỏ.



So sánh

Bất chấp những biện pháp chống làm giả nói trên, các chuyên gia thiết kế tiền vẫn cho rằng cách tốt nhất để nhận biết đồng đôla thật hay giả là cảm nhận bằng mắt và bằng tay.