Ðề: Lịch Phụng Vụ tháng 3/2011
Thứ Tư 09 Tm
Thứ Tư Lễ Tro. Ăn chay kiêng thịt
Thánh Frances thành Rôma, Tu Sĩ
Ge 2: 12-18 2Cor 5: 20–6 Tv 51: 3-4, 5-6, 12-13, 14, 17 Mt 6: 1-6, 16-18
Thứ Tư Lễ Tro
“ĐỪNG XÉ ÁO, NHƯNG HÃY XÉ LÒNG!”
Từ bố thí cho người nghèo đến đấu tranh chống nghèo đói, bất công: Trong xã hội Do Thái vào thời Chúa Giê-su cũng đã có hố ngăn cách giữa người giầu và người nghèo và cũng đã có nhiều bất công xã hội. Nhưng không thể so sánh với thế giới ngày nay, vì hố ngăn cách giầu nghèo và bất công xã hội là một “điểm đen” lớn nhất của thời đại hiện nay. Chúng ta không có gì phải ngạc nhiên khi thấy Giáo hội triển khai giáo huấn Lời Chúa mà nhấn mạnh rất nhiều đến trách nhiệm biến đổi xã hội và thay đổi cơ chế bất công. Vào những năm 30 thời Công nguyên, bố thí tiền của cho người nghèo đói, túng thiếu là một hành vi bác ái được chính Chúa Giê-su giảng dạy. Cũng giáo huấn về bố thí ấy, ngày nay Giáo hội dạy chúng ta không chỉ giúp người nghèo có cơm ăn áo mặc mà chúng ta còn phải đứng về phía người nghèo để yêu và thương bênh vực họ, chống lại nạn nghèo đói, bóc lột, bất công đang làm họ mất phẩm giá làm người.
Từ cầu nguyện mang tính cá nhân đến cầu nguyện mang tính toàn cầu: Vào thời Chúa Giê-su khi nói đến cầu nguyện người ta nghĩ đến lời cầu nguyện cá nhân hay cộng đoàn kẻ tin. Ngày nay lời cầu nguyện của Ki-tô hữu phải mang chiều kích toàn cầu. Vì lời cầu nguyện của chúng ta phải chứa đựng tâm tư, khát vọng, số phận của hằng triệu, thận chí hàng tỷ, con người cơm không đủ ăn, nước không đủ uống. Lời cầu nguyện của chúng ta ngày nay không chỉ dừng lại ở ý chỉ và lời cầu xin, mà còn phải bao hàm cả hành động đấu tranh cho người nghèo và người bị gạt ra ngoài lề xã hội, cho hố ngăn cách giữa giầu nghèo được rút ngắn lại, cho thế giới có công lý và hòa bình, cho phẩm giá con người được tôn trọng.
Từ ăn chay là nhịn ăn nhịn uống đến tự nguyện khước từ địa vị, quyền bính, danh vọng, lạc thú và nhất là chia sẻ của cải vật chất: Trong lãnh vực ăn chay, nếu so sánh hai thời điểm thập niên 30 của thế kỷ thứ nhất với những năm đầu thế kỷ 21 này cũng có một bước tiến rất dài. Ngày xưa ăn chay chủ yếu là nhịn ăn, nhịn uống một hai ngày hoặc dài lắm là 40 ngày của Mùa Chay và là hãm mình ép xác. Còn ngày nay ăn chay thật sự là dám tự nguyện khước từ địa vị, quyền bính, danh vọng, lạc thú và nhất là chia sẻ của cải vật chất với những người túng thiếu. Vì, như lời Thánh Phao-lô viết cho Ti-mô-thê (Tm 6,10) mà Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã lấy lại: “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn ấy, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé Bóc lột người khác, thờ ơ trước đau khổ của anh chị em mình, và vi phạm những luật luân lý cơ bản, đó chỉ là vài hậu quả của lòng ham muốn tìm kiếm lợi lộc” (Sứ Điệp Mùa Chay 2003, số 2)
Vì thế mà ngôn sứ Giô-en mới kêu gọi sám hối bằng lời bất hủ: “Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng.” Xé áo là việc tương đối dễ, nhưng xé lòng mới là việc khó, mới là điều cơ bản. Xe áo là thay đổi bên ngoài, là thay đổi cái vỏ còn xé lòng là thay đổi bên trong tức thay đồi tư duy, cách nghĩ và cách làm, là tự nguyện từ bỏ những thực tại có giá trị nhưng nguy hiểm cho phần hồn như giầu sang, danh vọng, quyền bính.
Sống sứ điệp Lời Chúa hôm nay thì trước hết chúng ta phải đi ngược lại với xu hướng tự nhiên của con người, nhất là của người thời nay: đó là xu hướng thích nhận hơn là thích cho, thích thu gom hơn là chia sẻ. Xu hướng tự nhiên này, nếu không được kiểm soát và kiềm chế, sẽ đưa con người đến chỗ thờ ơ với đau khổ của anh chị em mình, vi phạm những luật luân lý cơ bản và bóc lột người khác.
Kế đến, sống Sứ điệp Lời Chúa hôm nay là chúng ta sống theo tiếng nói nội tâm tận đáy lòng thôi thúc mỗi người chúng ta thiết lập mối tương quan yêu thương với tha nhân và sẵn sàng trao ban chính mình cho kẻ khác để chúng ta được nên hoàn thiện.
Sau cùng, sống Sứ điệp Lời Chúa hôm nay là chúng ta đáp lại tiếng mời gọi thiết tha của Thiên Chúa và của Đức Giê-su Ki-tô là Đấng đã trao ban tất cả cho chúng ta, kể cả chính Mình Người và Con Một yêu dấu của Người vì yêu thương chúng ta.
Tình yêu của Chúa Ki-tô là nguồn sức mạnh và là gương mẫu.
Đức cố Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II đã khẳng định: “Nỗ lực cổ võ công bình của Ki-tô hữu, sự dấn thân của họ trong việc bênh vực những người cô thế cô thân, những công việc nhân đạo trong việc cung cấp bánh ăn cho người đói khát và việc chăm sóc cho người bệnh tật khi đáp lại mọi cơn cùng khốn và nhu cầu, tìm được sức mạnh trong kho tàng duy nhất và vô hạn của Tình yêu là sự dâng hiến trọn vẹn của Chúa Giê-su Ki-tô cho Chúa Cha. Người tín hữu được mời gọi bước theo dấu chân của Chúa Giê-su Ki-tô, Thiên Chúa thật và người thật, Đấng, khi hoàn toàn vâng phục ý muốn của Chúa Cha, đã tự hủy (x. Pl 2, 6tt) và khiêm tốn ban tặng chính mình cho chúng ta trong một tình yêu xả kỷ và trọn vẹn, cho đến chết trên thập giá. Đồi Can-vê loan báo cách hùng hồn sứ điệp về Tình Yêu của Ba Ngôi đối với con người thuộc mọi thời đại và dân nước” (Sứ Điệp Mùa Chay 2003, số 3).
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Ngày 09 tháng 03
Thánh Frances ở Rôma
(1384 - 1440)
Đời sống Thánh Frances bao gồm các khía cạnh của đời thường và đời tu trì. Là một người nội trợ tận tụy và duyên dáng, ngài ước ao một đời sống cầu nguyện và phục vụ, do đó ngài tổ chức một nhóm phụ nữ để chăm sóc người nghèo ở Rôma.
Sinh trong một gia đình giàu có, ngay từ thời niên thiếu Frances đã cảm thấy mình yêu mến đời sống tu trì. Nhưng cha mẹ ngài chống đối và một thanh niên quý tộc đã được chọn để làm vị hôn phu.
Khi bắt đầu quen biết với họ hàng nhà chồng, Frances khám phá rằng cô em dâu của mình cũng ước ao một đời sống phục vụ và cầu nguyện. Do đó, cả hai người, Frances và Vannozza, với sự ưng thuận của các ông chồng, họ bắt đầu luyện tập đời sống tâm linh bằng cách siêng năng tham dự Thánh Lễ, thăm viếng kẻ tù đầy, phục vụ trong các bệnh viện, giúp đỡ người nghèo và thành lập một nhà nguyện bí mật trong ngôi tháp bỏ hoang để cùng nhau cầu nguyện.
Nhiều năm trôi qua, bà Frances sinh hạ hai trai và một gái. Với trách nhiệm của một đời sống gia đình, bà đã dành nhiều thời giờ để lo cho chồng con. Gia đình bà trở nên phát đạt dưới sự quán xuyến của bà, nhưng chỉ được vài năm, trận dịch hạch đã càn quét cả nước Ý và cướp đi đứa con trai thứ hai của bà. Ðể giúp vơi bớt đau khổ của các nạn nhân trận dịch, bà dùng tiền của và tài sản để cung ứng cho các nhu cầu của bệnh nhân. Khi mọi nguồn tài chánh đều cạn kiệt, bà Frances và Vannozza đã đi xin từng nhà. Về sau, khi cô con gái qua đời, bà Frances đã biến một phần căn nhà thành bệnh viện.
Càng ngày bà Frances càng tin tưởng rằng một đời sống cho tha nhân thì cần thiết cho thế gian. Với sự hậu thuẫn của đức lang quân, bà Frances bắt đầu thành lập một tổ chức xã hội dành cho các phụ nữ, được gọi là Hiến Sĩ của Ðức Maria (không có lời khấn). Họ chỉ dâng mình cho Chúa và cho sự phục vụ người nghèo.
Khi tổ chức đã được thành lập, bà Frances không sống trong cơ sở của cộng đoàn mà sống ở nhà với chồng trong bảy năm. Cho đến khi người chồng từ trần, bà sống quãng đời còn lại với cộng đoàn để phục vụ những người bần cùng trong xã hội.
Lời Bàn
Nhìn vào đời sống gương mẫu -- trung tín với Thiên Chúa và tận tụy với tha nhân -- của Thánh Frances nhắc chúng ta nhớ đến Mẹ Têrêsa Calcutta. Ngài nhìn thấy Ðức Giêsu Kitô trong lời cầu nguyện cũng như trong người nghèo. Cuộc đời của Thánh Frances mời gọi chúng ta đừng chỉ tìm kiếm Thiên Chúa trong lời cầu nguyện, mà hãy tận tụy với Ðức Kitô đang sống động trong sự đau khổ của thế giới. Thánh Frances cho chúng ta thấy, một cuộc đời vì tha nhân không nhất thiết chỉ gò bó trong những giới hạn của lời khấn.
Lời Trích
Mẹ Têrêsa có lần nói về người nữ tu trong cộng đoàn của ngài: "Hãy để Ðức Kitô toả sáng và sống động trong và qua người nữ tu khi họ đến các khu tồi tàn. Hãy giúp người nghèo mỗi khi nhìn thấy các nữ tu thì họ được thu hút đến Ðức Kitô và mời Ngài vào trong nhà họ và cuộc đời họ." Thánh Frances ở Rôma nói: "Một phụ nữ đã lập gia đình mà còn đạo đức thì thật đáng khen ngợi, nhưng họ đừng bao giờ quên rằng mình là người nội trợ. Và đôi khi, họ phải để Thiên Chúa ở bàn thờ mà về với ông chồng trong công việc hàng ngày."
Thứ Tư 09 Tm
Thứ Tư Lễ Tro. Ăn chay kiêng thịt
Thánh Frances thành Rôma, Tu Sĩ
Ge 2: 12-18 2Cor 5: 20–6 Tv 51: 3-4, 5-6, 12-13, 14, 17 Mt 6: 1-6, 16-18
Thứ Tư Lễ Tro
“ĐỪNG XÉ ÁO, NHƯNG HÃY XÉ LÒNG!”

Từ cầu nguyện mang tính cá nhân đến cầu nguyện mang tính toàn cầu: Vào thời Chúa Giê-su khi nói đến cầu nguyện người ta nghĩ đến lời cầu nguyện cá nhân hay cộng đoàn kẻ tin. Ngày nay lời cầu nguyện của Ki-tô hữu phải mang chiều kích toàn cầu. Vì lời cầu nguyện của chúng ta phải chứa đựng tâm tư, khát vọng, số phận của hằng triệu, thận chí hàng tỷ, con người cơm không đủ ăn, nước không đủ uống. Lời cầu nguyện của chúng ta ngày nay không chỉ dừng lại ở ý chỉ và lời cầu xin, mà còn phải bao hàm cả hành động đấu tranh cho người nghèo và người bị gạt ra ngoài lề xã hội, cho hố ngăn cách giữa giầu nghèo được rút ngắn lại, cho thế giới có công lý và hòa bình, cho phẩm giá con người được tôn trọng.
Từ ăn chay là nhịn ăn nhịn uống đến tự nguyện khước từ địa vị, quyền bính, danh vọng, lạc thú và nhất là chia sẻ của cải vật chất: Trong lãnh vực ăn chay, nếu so sánh hai thời điểm thập niên 30 của thế kỷ thứ nhất với những năm đầu thế kỷ 21 này cũng có một bước tiến rất dài. Ngày xưa ăn chay chủ yếu là nhịn ăn, nhịn uống một hai ngày hoặc dài lắm là 40 ngày của Mùa Chay và là hãm mình ép xác. Còn ngày nay ăn chay thật sự là dám tự nguyện khước từ địa vị, quyền bính, danh vọng, lạc thú và nhất là chia sẻ của cải vật chất với những người túng thiếu. Vì, như lời Thánh Phao-lô viết cho Ti-mô-thê (Tm 6,10) mà Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã lấy lại: “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn ấy, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé Bóc lột người khác, thờ ơ trước đau khổ của anh chị em mình, và vi phạm những luật luân lý cơ bản, đó chỉ là vài hậu quả của lòng ham muốn tìm kiếm lợi lộc” (Sứ Điệp Mùa Chay 2003, số 2)
Vì thế mà ngôn sứ Giô-en mới kêu gọi sám hối bằng lời bất hủ: “Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng.” Xé áo là việc tương đối dễ, nhưng xé lòng mới là việc khó, mới là điều cơ bản. Xe áo là thay đổi bên ngoài, là thay đổi cái vỏ còn xé lòng là thay đổi bên trong tức thay đồi tư duy, cách nghĩ và cách làm, là tự nguyện từ bỏ những thực tại có giá trị nhưng nguy hiểm cho phần hồn như giầu sang, danh vọng, quyền bính.
Sống sứ điệp Lời Chúa hôm nay thì trước hết chúng ta phải đi ngược lại với xu hướng tự nhiên của con người, nhất là của người thời nay: đó là xu hướng thích nhận hơn là thích cho, thích thu gom hơn là chia sẻ. Xu hướng tự nhiên này, nếu không được kiểm soát và kiềm chế, sẽ đưa con người đến chỗ thờ ơ với đau khổ của anh chị em mình, vi phạm những luật luân lý cơ bản và bóc lột người khác.
Kế đến, sống Sứ điệp Lời Chúa hôm nay là chúng ta sống theo tiếng nói nội tâm tận đáy lòng thôi thúc mỗi người chúng ta thiết lập mối tương quan yêu thương với tha nhân và sẵn sàng trao ban chính mình cho kẻ khác để chúng ta được nên hoàn thiện.
Sau cùng, sống Sứ điệp Lời Chúa hôm nay là chúng ta đáp lại tiếng mời gọi thiết tha của Thiên Chúa và của Đức Giê-su Ki-tô là Đấng đã trao ban tất cả cho chúng ta, kể cả chính Mình Người và Con Một yêu dấu của Người vì yêu thương chúng ta.
Tình yêu của Chúa Ki-tô là nguồn sức mạnh và là gương mẫu.
Đức cố Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II đã khẳng định: “Nỗ lực cổ võ công bình của Ki-tô hữu, sự dấn thân của họ trong việc bênh vực những người cô thế cô thân, những công việc nhân đạo trong việc cung cấp bánh ăn cho người đói khát và việc chăm sóc cho người bệnh tật khi đáp lại mọi cơn cùng khốn và nhu cầu, tìm được sức mạnh trong kho tàng duy nhất và vô hạn của Tình yêu là sự dâng hiến trọn vẹn của Chúa Giê-su Ki-tô cho Chúa Cha. Người tín hữu được mời gọi bước theo dấu chân của Chúa Giê-su Ki-tô, Thiên Chúa thật và người thật, Đấng, khi hoàn toàn vâng phục ý muốn của Chúa Cha, đã tự hủy (x. Pl 2, 6tt) và khiêm tốn ban tặng chính mình cho chúng ta trong một tình yêu xả kỷ và trọn vẹn, cho đến chết trên thập giá. Đồi Can-vê loan báo cách hùng hồn sứ điệp về Tình Yêu của Ba Ngôi đối với con người thuộc mọi thời đại và dân nước” (Sứ Điệp Mùa Chay 2003, số 3).
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Ngày 09 tháng 03
Thánh Frances ở Rôma
(1384 - 1440)
Đời sống Thánh Frances bao gồm các khía cạnh của đời thường và đời tu trì. Là một người nội trợ tận tụy và duyên dáng, ngài ước ao một đời sống cầu nguyện và phục vụ, do đó ngài tổ chức một nhóm phụ nữ để chăm sóc người nghèo ở Rôma.
Sinh trong một gia đình giàu có, ngay từ thời niên thiếu Frances đã cảm thấy mình yêu mến đời sống tu trì. Nhưng cha mẹ ngài chống đối và một thanh niên quý tộc đã được chọn để làm vị hôn phu.
Khi bắt đầu quen biết với họ hàng nhà chồng, Frances khám phá rằng cô em dâu của mình cũng ước ao một đời sống phục vụ và cầu nguyện. Do đó, cả hai người, Frances và Vannozza, với sự ưng thuận của các ông chồng, họ bắt đầu luyện tập đời sống tâm linh bằng cách siêng năng tham dự Thánh Lễ, thăm viếng kẻ tù đầy, phục vụ trong các bệnh viện, giúp đỡ người nghèo và thành lập một nhà nguyện bí mật trong ngôi tháp bỏ hoang để cùng nhau cầu nguyện.
Nhiều năm trôi qua, bà Frances sinh hạ hai trai và một gái. Với trách nhiệm của một đời sống gia đình, bà đã dành nhiều thời giờ để lo cho chồng con. Gia đình bà trở nên phát đạt dưới sự quán xuyến của bà, nhưng chỉ được vài năm, trận dịch hạch đã càn quét cả nước Ý và cướp đi đứa con trai thứ hai của bà. Ðể giúp vơi bớt đau khổ của các nạn nhân trận dịch, bà dùng tiền của và tài sản để cung ứng cho các nhu cầu của bệnh nhân. Khi mọi nguồn tài chánh đều cạn kiệt, bà Frances và Vannozza đã đi xin từng nhà. Về sau, khi cô con gái qua đời, bà Frances đã biến một phần căn nhà thành bệnh viện.
Càng ngày bà Frances càng tin tưởng rằng một đời sống cho tha nhân thì cần thiết cho thế gian. Với sự hậu thuẫn của đức lang quân, bà Frances bắt đầu thành lập một tổ chức xã hội dành cho các phụ nữ, được gọi là Hiến Sĩ của Ðức Maria (không có lời khấn). Họ chỉ dâng mình cho Chúa và cho sự phục vụ người nghèo.
Khi tổ chức đã được thành lập, bà Frances không sống trong cơ sở của cộng đoàn mà sống ở nhà với chồng trong bảy năm. Cho đến khi người chồng từ trần, bà sống quãng đời còn lại với cộng đoàn để phục vụ những người bần cùng trong xã hội.
Lời Bàn
Nhìn vào đời sống gương mẫu -- trung tín với Thiên Chúa và tận tụy với tha nhân -- của Thánh Frances nhắc chúng ta nhớ đến Mẹ Têrêsa Calcutta. Ngài nhìn thấy Ðức Giêsu Kitô trong lời cầu nguyện cũng như trong người nghèo. Cuộc đời của Thánh Frances mời gọi chúng ta đừng chỉ tìm kiếm Thiên Chúa trong lời cầu nguyện, mà hãy tận tụy với Ðức Kitô đang sống động trong sự đau khổ của thế giới. Thánh Frances cho chúng ta thấy, một cuộc đời vì tha nhân không nhất thiết chỉ gò bó trong những giới hạn của lời khấn.
Lời Trích
Mẹ Têrêsa có lần nói về người nữ tu trong cộng đoàn của ngài: "Hãy để Ðức Kitô toả sáng và sống động trong và qua người nữ tu khi họ đến các khu tồi tàn. Hãy giúp người nghèo mỗi khi nhìn thấy các nữ tu thì họ được thu hút đến Ðức Kitô và mời Ngài vào trong nhà họ và cuộc đời họ." Thánh Frances ở Rôma nói: "Một phụ nữ đã lập gia đình mà còn đạo đức thì thật đáng khen ngợi, nhưng họ đừng bao giờ quên rằng mình là người nội trợ. Và đôi khi, họ phải để Thiên Chúa ở bàn thờ mà về với ông chồng trong công việc hàng ngày."