Những lầm tưởng lớn nhất mà chúng ta được dạy ở trường

Liệu

Cựu Ban điều hành
#1
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, có thể bạn đã được "nhồi" vào đầu những ý tưởng sai lầm rằng Napoleon rất thấp, Thomas Edison là người phát minh ra bóng đèn...

Einstein học kém hồi còn ở trường

Nhiều thế hệ học sinh đã được khích lệ với ý nghĩ rằng Albert Einstein - nhà khoa học nổi tiếng từng được trao giải Nobel Vật lý học rất kém hồi còn ở trường. Đáng tiếc, đây hoàn toàn là lầm tưởng.

Thực tế, Einstein học rất giỏi, đặc biệt là đối với môn khoa học và toán. Einstein là một học sinh hàng đầu ở trường tiểu học, nhận hầu hết các điểm 4 (thang điểm của Đức chia tăng dần từ 1 - 4), mà những người Mỹ ngớ ngẩn sau đó đã kết luận là điểm "D" - điểm tệ nhất.

Điều này gây thất vọng cho những ai nghĩ rằng các học sinh kém cũng có thể làm được những điều vĩ đại.

Chuột thích pho mát

Thực tế, chuột thích bơ lạc, ngũ cốc và những thứ khác tương tự như các loạt hạt và hột mà chúng đã quen sử dụng qua hàng triệu năm tiến hoá hơn là sữa bò qua chế biến. Một số con chuột thậm chí không dung nạp đường sữa và sẽ chết nếu chúng ăn pho mát.

Napoleon thấp

Napoleon cao 1,7 mét - chiều cao trung bình của một người đàn ông Pháp trong các thế kỉ 18, 19. Việc hiểu lầm bắt nguồn từ sự khác biệt trong đơn vị đo độ dài "inch" của Anh (1 inch = 2,54cm) và "pouce" của Pháp (1 pounce = 2,7cm).

Điều đó khiến người Anh nghĩ rằng Napolean chỉ cao 1,6 mét - sự lầm tưởng mà người Anh tìm mọi cách tuyên truyền.

Thomas Edison phát minh ra bóng đèn

Edison là một người giỏi giang nhưng ông đã không phát minh ra bóng đèn. Thực tế, một người khác đã làm việc đó đúng vào thời điểm ông bắt đầu tư duy về nó. Tuy nhiên, Edison là người đã chế ra chiếc bóng đèn đầu tiên thực sự hoạt động tốt cùng lúc với Joseph Swan, người Anh.

Con người tiến hoá từ khỉ

Charles Darwin và bất kỳ người ủng hộ thuyết tiến hoá danh tiếng nào đều chưa từng tuyên bố con người tiến hoá từ vượn hoặc tinh tinh hay bất kỳ loài khỉ nào còn sống đến ngày nay. Họ đơn giản chỉ phát biểu rằng, khỉ và người cùng tiến hoá từ một tổ tiên chung vốn đã chết cách đây hàng triệu năm.

Columbus tin rằng Trái đất phẳng

Ngay từ thời Eratosthenes vào năm 240 trước Công nguyên, người ta đã nghi ngờ rằng Trái đất có thể hình tròn. Vì vậy, khi Columbus chỉ huy đội thuyền đi thám hiểm vào năm 1492, nhiều người đã biết rằng họ đang chu du trên một khối cầu.

Mặc dù vậy, Columbus có thể đã nhầm lẫn về kích thước của khối cầu. Đó là lí do tại sao ông nhầm vùng Caribbe là Ấn Độ, dẫn đến sự hiểu lầm như ngày nay.

Theo T.A (VietNamNet/ Smile Panic) - Nguốn: NLD
 

thanhnv

Thành viên tích cực
#2
Ðề: Những lầm tưởng lớn nhất mà chúng ta được dạy ở trường

Về việc ông Kha Luân Bố gọi vùng đất ngày nay là Jamaica là India vì đơn giản vào lúc ấy không ai có thể biết có 1 lục địa khổng lồ là châu Mỹ ngày nay nằm giữa con đường đi từ châu Âu sang châu Á theo hướng tây. Chính vì vậy mà ngày xưa châu Mỹ được gọi là tân lục địa. Sau thời kỳ này cộng với việc phát triển kỷ thuật hàng hải, các nhà thám hiểm mới thực hiện những cuộc chinh phục những vùng đất mới khắp nơi trên thế giới. Điển hình là chuyến hải hành quanh trái đất của ông Magellan vào thế kỷ 16.

* Cũng nói thêm theo sách học ngày trước thì chuyến đi của Kha luân Bố sắp sửa rơi vào bế tắc, các thuỷ thủ chuẩn bị nổi loạn giết chết ông K.L.Bố này do họ lo sợ 3 chiếc tàu thám hiểm sẽ rơi vào vực thẳm vì trái đất hình vuông! Rất may đúng lúc đó có người phát hiện thấy đất liền. Vậy là họ tin K.L.Bố nói trái đất tròn là đúng.
 

kid4l0ve

Thành viên kinh nghiệm
#3
Ðề: Những lầm tưởng lớn nhất mà chúng ta được dạy ở trường

Theo triết học mà nói thì, "The right will be the right when most of people suppose it right, vice versa!"
Trang Vietnamnet này, ở đây mình ko nói về bài này, mà có một vài bài mình đã đọc thì zzz, ko đúng sự thật cho lắm. Vnexpress.net mới là pro ^^! Khi nào đọc thêm ở một nguồn đáng tin cậy hơn thì mình sẽ tin.